Trong những ngày vừa qua,ếnsĩgócnhìnpháplýthứ hạng của molde có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh chủ đề “tiến sỹ 322”, là người trong cuộc (các tiến sỹ 322) hay người dân (đại diện cho những người đóng thuế, mà ngân sách đi đào tạo nước ngoài suy cho cùng cũng từ tiền thuế của nhân dân đóng góp) nhưng phải dựa trên cơ sở pháp lý để giải thích.. Bạn đọc Trần Đức Tuấn (du học sinh 322 – New Zealand, hiện đang học tại Victoria University tham gia diễn đàn.
Trước hết, chúng ta nên tìm hiểu học bổng 322 là gì, với mục đích gì?
“Học bổng 322” là tên gọi tắt của Quyết định số 322/QĐ-TTg ngày 19/4/2000 và Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 28/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt và điều chỉnh Đề án “Đào tạo cán bộ, khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước”.
Và Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm chủ trì triển khia thực hiện Đề án, thông báo rộng rãi về mục tiêu đối tượng, tiêu chuẩn, số lượng tuyển hàng năm và cách thức tuyển chọn người cử đi đào tạo ở nước ngoài; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để có phương án quản lý, sử dụng số lưu học sinh đã được đào tạo thuộc Đề án.
Theo Thông báo tuyển sinh đi học sau đại học (322) hàng năm bằng ngân sách Nhà nước của Bộ GD-ĐT thì 90% số lượng học bổng dành cho giảng viên, cán bộ các trường đại học, cao đẳngtrong đó 90% dành cho giảng viên/cán bộ các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu và phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, các trung tâm công nghệ cao và 10% dành cho cán bộ các cơ quan, doanh nghiệp và tổ chức chính trị - xã hội được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Có thể nói rằng, sự ưu ái dành 90% học bổng cho các giảng viên, cán bộ các trường đại học, cao đẳng nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục của nước nhà. Trường muốn có danh phải cần những thầy giỏi. Cũng như được phân bổ đều số lượng cho các ngành (kỹ thuật, kinh tế, luật,…).
Ngoài ra, những người trúng tuyển được đi học tại các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp…Với mong muốn rằng những người thầy của chúng ta sẽ học được những kiến thức tiên tiến, cách làm việc hiệu quả từ những quốc gia phát triển.
Có lẽ điểm khác giữa Đề án 322 và học bổng thông thường (ví dụ: học bổng của chính phủ Úc dành cho ứng viên người Việt…) là cam kết phải hoàn thành chương trình đào tạo, trở về nước phục vụ, nếu không sẽ phải bồi hoàn toàn bộ chi phí đào tạo theo quy định của Nhà nước.
Cam kết này được quy định rõ ràng trong thông báo tuyển sinh, cũng như khi làm thủ tục để nhận quyết định cử đi học và cam kết phải được cơ quan cử đi học xác nhận. Như vậy, bản cam kết là điều kiện cần, bắt buộc đối với người được cử đi học nước ngoài và được xem như cơ sở để yêu cầu người được cử đi học chịu trách nhiệm dân sự đó là bồi hoàn chi phí đào tạo nếu vi phạm cam kết.
Nếu tự túc kinh phí đi học thì về nước hay ko về, làm ở đâu cũng được vì không có cam kết hay hợp đồng nào với nhà nước nhưng tiền nhà nước chi ra với mục đích là nâng cao trình độ giảng viên, cán bộ công chức nhằm phát triển đất nước, trước khi đi đã cam kết như vậy rồi thì phải thực hiện.
Nếu muốn ra làm ngoài, sao ko trả tiền lại đi đã, hay là lợi dụng chính sách để tìm kiếm công cụ (có bằng tiến sĩ nước ngoài, ngoại ngữ...) để hưởng lợi cá nhân?
Nếu như oán thán về chính sách... chỉ là một lối ngụy biện không có cơ sở bởi vì môi trường làm việc sau khi đi học về không kém hơn trước khi người đó đi học.
Tiền lương thì phải theo ngạch bậc, giảng viên, công chức cả nước đều phải tuân theo, và lương của họ sau khi về nước cũng không thấp hơn trước khi đi và sau khi về nước nếu những người được cử đi học cố gắng nghiên cứu, làm thêm cũng ko phải là thiếu tiền.
Đôi khi chúng ta so sánh lương các giảng viên nước ngoài với trong nước, nhưng thử hỏi các công trình, bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế của các giảng viên của chúng ta là bao nhiêu khi so sánh như vậy?
Rồi những câu chuyện như, phải đi giảng nhiều giờ một tuần, trong khi giảng viên nước ngoài hầu như không lên lớp, mà chủ yếu là do vai trò của người học thì sao ta không tự mình thay đổi cách thức dạy học hay chí ít cũng kiến nghị thay đổi phương pháp lạc hâu…
Chi phí cho người đi học 322 là bao nhiêu? Tiền chi ra cho mỗi tiến sĩ, thạc sỹ đi học nước ngoài không phải là ít (tiến sĩ: ví dụ: Du học sinh đi Anh: khoảng 4 năm, tiền sinh hoạt phí (bình quân $1.200/tháng), ngoài ra tiền phí, vé máy bay, visa... lại còn nhận tiền lương trong nước trong khoảng thời gian đi học ở nước ngoài nữa). nói chung không dưới 1 tỉ mỗi người.
Tính ra, tiền thuế, thử hỏi bao nhiêu người dân đóng tiền thuế cho đủ cho một người đi học tiến sĩ 322? Hiện nay, do chính sách chưa chặt chẽ, người đi học từ ngân sách nhà nước đang dễ dàng ra ngoài mà ko chịu trách nhiệm gì, rồi trách nhiệm của cơ quan cử đi học cũng ko cao trong việc quản lý cán bộ, giảng viên đi học về.
Nên theo hướng, nếu cán bộ, giảng viên... (những người đi học bằng ngân sách nhà nước) nếu ko thực hiên đúng cam kết thì người đi học phải trả lại tiền, nếu không thì cơ quan quản lý kiện dân sự yêu cầu trả lại tiền, ngoài ra nếu muốn ra ngoài thì cũng có thể chuyển nhượng giống như "chuyển nhượng cầu thủ".
Trong nhưng ngày vừa qua, có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh chủ đề “tiến sỹ 322”, là người trong cuộc (các tiến sỹ 322) hay người dân (đại diện cho những người đóng thuế, mà ngân sách đi đào tạo nước ngoài suy cho cùng cũng từ tiền thuế của nhân dân đóng góp) nhưng phải dựa trên cơ sở pháp lý để giải thích.
Trần Đức Tuấn (du học sinh 322 – New Zealand, hiện đang học tại Victoria University)