Với sự phát triển của khoa học và sự hiểu biết liên tục về tự nhiên,ạisaonhânloạikhôngthuầnhóahổhaysưtửđểlàmgiasúchaythúcưỡbong da ty le tv ngày càng có nhiều loài động vật ngoài tự nhiên được con người biết tới. Vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên , Aristotle đã mô tả 450 loài động vật; trong nửa đầu thế kỷ 18 , Linnaeus đã mô tả khoảng 4.000 loài động vật; những năm cuối thế kỷ 19 nhân loại đã biết tới hơn 500.000 loài. Hiện nay, chúng ta đã biết tới hơn 1000.000 loài động vật tồn tại trên Trái Đất, và theo quan điểm của các nhà phân loài, con số này vẫn chưa dừng lại và số lượng thực tế của các loài bên ngoài tự nhiên vẫn còn rất nhiều, chỉ có điều là chúng ta vẫn chưa khám phá được hết mà thôi. Có rất rất nhiều loài động vật tồn tại trên hành tinh của chúng ta, vậy tại sao còn quá nhiều loài động vật vẫn chưa được con người thuần hóa? Loài sư tử có thể chạy với vận tốc lên tới 80 km/h, tại sao tổ tiên của chúng ta lại không thuần hóa chúng để làm phương tiện vận tải, hay sử dụng sức mạnh của chúng để chinh phục thế giới? Để trả lời câu hỏi này thì chúng ta có thể kể đến bốn lý do chính. Khi thuần hóa một loài động vật, đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ phải nuôi dưỡng và chăm sóc chúng, bởi vậy việc đảm bảo sự cân bằng giữa đầu ra và đầu vào là vô cùng quan trọng. Ví dụ, khi chúng ta thuần hóa và chăn nuôi các loài gia súc, hầu hết trong số chúng đều chỉ ăn cỏ và các loài thực vật nhưng lại cung cấp cho chúng ta thịt, mà có thì có ở khắp mọi nơi, trong khi con người không hề ăn cỏ, bởi vậy nguồn thức ăn của chúng và con người được coi như "nước sống không phạm nước giếng". Do đó, việc thuần hóa và chăn nuôi các loài động vật ăn cỏ làm gia súc sẽ tiết kiệm được chi phí nhưng lượng thịt chúng ta thu về lại có giá trị hơn rất nhiều so với việc chăm sóc chúng, đây có thể được xem như một cuộc trao đổi hoàn toàn có lợi, dùng cỏ để lấy thịt và vấn đề chỉ nằm ở thời gian đợi chúng lớn mà thôi. Tuy nhiên hổ và sư tử lại khác, chúng là loài ăn thịt và chỉ ăn thịt mà thôi, thứ chúng ta nhận được khi chăn nuôi chúng cũng chỉ là thịt, nếu như coi chúng giống như những con bò. Ngoài ra, với 10 pound cỏ, một con bò có thể sản xuất 1 pound thịt bò. Nhưng đối với 10 pound thịt, hổ sẽ chỉ tăng được một pound thịt hổ sau khi ăn. Trong khi đó, lượng calo thịt bò tương tự như thịt hổ. Bởi vậy, nếu bạn muốn thuần hóa một con hổ để ăn thịt hổ, bạn phải cho nó ăn 10 miếng thịt bò trước khi ăn một miếng thịt hổ. Trong khi đó chúng ta có thể ăn hết cả 10 miếng thịt bò với lượng calo gấp 10 lần 1 miếng thịt hổ! Đây là lý do tại sao hầu hết những loài đọng vật ăn thịt nói chung không được người xưa thuần hóa để trở thành vật nuôi lấy thịt. Người xưa chọn một số loài động vật ăn cỏ hoặc các loài động vật không kén ăn, ăn tạp, có thể ăn bất cứ thứ gì để thuần hóa. Lý do tiếp theo là sự hung dữ và mức độ thân thiện với loài người. Giả sử bạn là một người đàn ông cổ đại và bạn muốn bắt một số loài động vật ngoài tự nhiên về để nuôi chúng. Bắt hổ, sư tử, gấu, hay cho sói? Tốt nhất là bạn phải chuẩn bị thật kỹ sức khỏe và tâm lý vì rất có thể bạn sẽ biến thành bữa ăn trưa của chúng. Còn động vật thân thiện thì sao? Với rất nhiều động vật ăn cỏ, không phải tất cả trong số chúng đều dễ nuôi. Nếu bạn có ý định thuần hóa loài trâu Châu Phi thì tốt nhất hãy bỏ qua ý định đó đi, chúng là một loài động vật có tâm lý rất bất ổn và một khi chúng nổi nóng và phát cơn điên của mình lên thì sẽ chẳng khác gì một chiếc xe tăng di động cả. Hà mã thì sao, chúng là loài ăn tạp và có thể sản xuất một lượng thịt khổng lồ? Thôi, hãy tiếp tục bỏ qua chúng bởi đây là loài động vật được sếp vào top đầu những loài động vật có xu hướng tấn công và giết chết con người tại Châu Phi, theo thống kê, mỗi năm hà mã khiến 500 người tử vong. Bởi vậy những loài động vật được thuần hóa phải có độ thân thiện cao và tâm lý dễ kiểm soát, nên chắc chắn rằng việc thuần hóa hổ hay sư tử làm gia súc không phải là một ý kiến hay. Tiếp tục đến với lý do thứ ba đó là tốc độ sinh trưởng phát triển và khả năng sinh sản cao. Thực tế đã chứng minh, những loài động vật sinh sản quá chậm sẽ bị nhân loài bỏ qua hoặc sẽ nuôi với quy mô nhỏ. Những gì con người muốn là những loài động vật có khả năng sinh sản cao, có thể sinh được nhiều con trong một lứa và thời gian để có lứa tiếp theo không quá lâu, chẳng hạn như ngan, vịt, lợn, gà... Nhưng vẫn có những ngoại lệ, ví dụ là loài voi, để nuôi lớn một con voi phải tốn rất nhiều thức ăn đồng thời, thời gian sinh trưởng phát triển của chúng cũng rất lâu, voi cái trưởng thành và có thể sinh sản được sau 9 tuổi còn voi đực trưởng thành thì mất tới 15 năm. Bởi vậy người ta sẽ chẳng bao giờ nuôi voi để lấy thịt, thay vào đó là phục vụ những mục đích khác như du lịch, lấy sức kéo hay sử dụng trong chiến tranh, nhưng việc này cũng không hề phổ biến bới nó tốn quá nhiều thời gian và tiền bạc. Thay vào đó người ta sẽ đi săn những con voi nhỡ ngoài tự nhiên và mang về thuần hóa, nhưng nếu làm điều này với hổ và sư tử thì dường như là không thể, chúng là loài săn mồi, và trong bản năng của chúng sẽ luôn coi những loài động vật khác là con mồi ngay từ khi cai sữa mẹ. Lý do cuối cùng là phải có tập tính bầy đàn, sống theo từng nhóm theo quan hệ huyết thống. Con người thích những loài động vật có tập tính bầy đàn mạnh mẽ. Một số loài động vật được nuôi từ nhỏ, khi lớn lên với con người, chúng sẽ coi con người là thành viên trong gia đình hay con đầu đàn. Bởi vậy việc thuần hóa hay điều khiến chúng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ tiêu biểu có thể kể đến là loài chó hay loài ngựa. Còn hổ với sư tử thì sao? Hổ là loài động vật không có thói quen sống theo bầy đàn, chúng chỉ gặp gỡ nhau trong mùa giao phối, còn lại nếu để hai con hổ gặp nhau ngoài tự nhiên thì chúng sẽ lao vào mà đánh nhau để bảo vệ lãnh thổ. Sư tử thì sống theo bầy đàn, nhưng chúng luôn sống theo "luật rừng" kẻ mạnh sẽ được cầm đầu, bởi vậy trong đàn sư tử lâu lâu sẽ diễn ra một vài cuộc đánh nhau để tranh giành thứ bậc trong đàn, và nếu con người nuôi chúng, rất có thể một ngày đẹp trời chúng sẽ coi chúng ta là kẻ thù mà lao vào để tranh giành vị trí con đầu đàn. Đây có lẽ là lý do tại sao có hàng ngàn loài động vật trên thế giới, nhưng con người chỉ có thể thuần hóa được số ít trong đó. Theo GenK |