Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tránh mạnh ai nấy làm khi cho học sinh đi học trực tiếp_kqbd shanghai port

时间:2025-01-15 14:17:53来源:Betway作者:Cúp C1

Thông tin được chia sẻ tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc về tình hình mở cửa trường học,óThủtướngVũĐứcĐamTránhmạnhainấylàmkhichohọcsinhđihọctrựctiếkqbd shanghai port sáng 17/2.

Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã nêu một số bất cập và kiến nghị sau gần 2 tuần mở cửa trường học sau Tết. Trong đó, Bộ GD-ĐT đề nghị Bộ Y tế cho ý kiến về phòng chống dịch đối với việc cho trẻ em chưa tiêm vắc xin tới trường, việc tổ chức ăn bán trú..., để Bộ GD-ĐT và các địa phương thống nhất trong chỉ đạo, điều hành.

>>> Bộ GD-ĐT muốn Bộ Y tế cho ý kiến việc cho học sinh chưa tiêm vắc xin đến trường

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, từ ngày 1-15/2, cả nước ghi nhận khoảng 329.000 ca mắc Covid-19, trong đó, số ca mắc từ 5-18 tuổi là 28.314 ca (chiếm khoảng 8,6%); trẻ dưới 5 tuổi mắc Covid-19 khoảng 15.800 trường hợp (chiếm 4,8%).

Theo ông Sơn, ngày 29/12, Bộ Y tế đã có hướng dẫn 11042/BYT-DP về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh Covid-19, quy định thời gian điều trị, cách ly, xét nghiệm đối với ca mắc, trường hợp F1…

"Đề nghị lãnh đạo các địa phương, Sở Y tế cũng như Sở GD-ĐT không quy định học sinh phải xét nghiệm sàng lọc trước khi đến trường, lớp. Chỉ xét nghiệm với những trường hợp có triệu chứng nghi nhiễm hoặc dấu hiệu dịch tễ tiếp xúc với F0", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nêu rõ.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn. Ảnh: VGP/Đình Nam

Liên quan đến việc tổ chức học bán trú, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, không có khác biệt về nguy cơ lây nhiễm cho học sinh học một buổi, 2 buổi, có bán trú. Vì vậy, các trường học đủ điều kiện, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch có thể tổ chức học bán trú cho học sinh để tạo thuận tiện, giảm phiền hà cho phụ huynh, gia đình các em.

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng ghi nhận ý kiến của các địa phương và cho biết sẽ sớm có hướng dẫn về xét nghiệm trong trường học; sổ tay chăm sóc, điều trị cho học sinh bị nhiễm Covid-19...

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, việc đi học của trẻ em luôn rất quan trọng không chỉ khi có dịch bệnh. Việc học của trẻ còn liên quan đến vấn đề bảo đảm nhân lực, lao động trong phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.

Với những nghiên cứu, dự báo về sự tồn tại lâu dài của virus SARS-CoV-2, Phó Thủ tướng cho hay, các giải pháp đưa trẻ trở lại trường phải mang tính dài hạn, trên tinh thần chủ động, không mất cảnh giác, không cực đoan, khôi phục lại các hoạt động kinh tế-xã hội trong điều kiện bình thường mới, "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh".

Việc đưa trẻ trở lại trường phải có sự chỉ đạo thống nhất trên toàn quốc, không áp dụng cứng nhắc, máy móc giữa các địa phương có cấp độ dịch khác nhau, giữa đô thị và nông thôn,… Đồng thời tránh tình trạng "mạnh ai nấy làm".

{keywords}
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: VGP/Đình Nam

Phó Thủ tướng yêu cầu các phương án phòng, chống dịch trong nhà trường cần hết sức chi tiết, liên tục cập nhật, tập huấn, hướng dẫn, truyền thông xuyên suốt.

Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng lưu ý cần tiếp tục triển khai kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi theo định hướng của Bộ Y tế; kiểm soát được tốc độ lây nhiễm trong trường học, có phương án xử lý ca nhiễm, F1 hợp lý, nhất là liên tục cập nhật hướng dẫn điều trị…

Phó Thủ tướng cũng lưu ý Bộ Y tế sớm có văn bản hướng dẫn vấn đề xét nghiệm trong trường học; theo dõi sức khoẻ trẻ em bị bệnh nền, có vấn đề về sức khoẻ; thời gian cách ly tại nhà đối với trẻ em là F1; học bán trú…

Bộ GD-ĐT cần tiếp tục tổ chức, kiện toàn các phương thức dạy học trực tuyến, qua truyền hình như một phần của chương trình cải cách giáo dục toàn diện chứ không chỉ trong thời gian dịch bệnh.

Hải Nguyên

Gần 163.000 thầy trò cả nước mắc Covid-19 trong 10 tháng

Gần 163.000 thầy trò cả nước mắc Covid-19 trong 10 tháng

Theo Bộ GD-ĐT, từ ngày 27/4/2021 đến nay, toàn ngành giáo dục ghi nhận 162.917 ca mắc Covid-19, trong đó có 27.677 cán bộ, giáo viên; 135.244 học sinh, sinh viên, trẻ em.

相关内容
推荐内容