Kết quả bước đầu về thử nghiệm 5G
Chia sẻ tại hội thảo “Thúc đẩy phát triển thông tin di động 5G và ứng dụng” vừa diễn ra tại Hà Nội,ạngGtốitânnhấtsẽtriểnkhaitạiHàNộivàonăapp cược bóng đá uy tín đại diện một nhà mạng Việt Nam cho biết, việc thử nghiệm 5G đến nay đã đạt được những kết quả tương đối tích cực.
Trong quá trình thử nghiệm, thông lượng 5G mà nhà mạng này ghi nhận đạt khoảng 80-90% tốc độ 5G lý thuyết với cả 2 dải tần số mmWave và C-Band. Bên cạnh đó, nhà mạng này đã tìm ra được bộ lọc có thể ngăn ngừa hiện tượng nhiễu vệ tinh giữa tín hiệu 5G với trạm mặt đất khi sử dụng chung băng tần C (C-Band).
Kết quả thử nghiệm 5G tại Việt Nam cho thấy thông lượng mạng 5G đạt 80-90% so với lý thuyết trên cả 2 băng tần mmWave và C-Band. Ảnh: Trọng Đạt |
Trong tháng 11/2019, nhà mạng nói trên đã phủ sóng thử nghiệm đầy đủ ở các khu vực được cấp phép tại TP.HCM. Theo kế hoạch, vào tháng 12, đơn vị này sẽ hoàn thiện toàn bộ khu vực thử nghiệm tại Hà Nội, bao gồm 10 trạm phát sóng 5G tại quận Ba Đình.
Ngoài những kết quả tích cực trên, UBND Hà Nội cũng đang song hành cùng nhà mạng trong việc triển khai hạ tầng mạng lưới 5G phục vụ trường đua F1. Việt Nam sẽ đưa vào sử dụng hạ tầng 5G hiện đại nhất cho đến thời điểm này tại trường đua F1 nhằm quảng bá hình ảnh đất nước.
Bên cạnh đó, một nhà mạng khác tại Việt Nam cũng tuyên bố mục tiêu triển khai 13.579 trạm 5G vào năm 2023 và 28.660 trạm 5G với vùng phủ sóng chiếm 90,02% diện tích và 95,65% dân số Việt Nam vào năm 2025.
Định hướng quy hoạch băng tần 5G tại Việt Nam
Chia sẻ tại hội thảo, ông Lê Văn Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Tần số VTĐ (Bộ TT&TT) cho biết, Việt Nam đang cân nhắc và tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong việc lựa chọn triển khai băng tần cho 5G.
Theo đó, định hướng của Việt Nam là quy hoạch cả băng tần trung và cao cho việc triển khai thương mại hoá 5G vào năm 2020. Đối với băng tần C (C-Band), Việt Nam sẽ tiến hành dồn dịch băng tần C của vệ tinh VINASAT-1 để dành ra tần số cho 5G, bên cạnh đó là quy hoạch sớm băng 3.8-4.1 GHz để định hướng.
Ông Lê Văn Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Tần số VTĐ (Bộ TT&TT) chia sẻ định hướng quy hoạch tần số cho 5G tại Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Trong thời gian này, Cục Tần số VTĐ cũng sẽ tiến hành thử nghiệm và đánh giá biện pháp phòng tránh nhiễu ở băng tần C và hiệu quả về vùng phủ đối với băng tần mmW.
Đối với các doanh nghiệp trong nước đang có kế hoạch sản xuất thiết bị mạng và thiết bị đầu cuối 5G, Cục Tần số VTĐ khuyến khích các đơn vị này nghiên cứu sản phẩm theo hướng hỗ trợ, thúc đẩy phương án quy hoạch.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho rằng, cần phải có nhiều hơn nữa các kết quả đối với việc việc nghiên cứu, phát triển công nghệ phục vụ triển khai cung cấp dịch vụ 5G tại Việt Nam. Trong đó, bao gồm cả việc nghiên cứu quy hoạch tần số và sản xuất thiết bị đầu cuối, thiết bị mạng 5G.
Ông Phan Tâm - Thứ trưởng Bộ TT&TT vui mừng trước các kết quả đã đạt được về việc triển khai thử nghiệm 5G tại Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Phan Tâm cũng mong muốn các doanh nghiệp nghiên cứu nhiều hơn nữa theo hướng học thuật về các công nghệ hạ tầng ICT băng rộng và những công nghệ nền tảng của CMCN 4.0 như AI, IoT, Big Data,...
Bộ TT&TT hiện đang đẩy mạnh các chính sách và phương thức thực thi mới để phát triển ngành ICT. Theo Thứ trưởng Phan Tâm, nếu được thực hiện nghiêm túc, các nỗ lực nói trên sẽ hỗ trợ việc xây dựng và triển khai hiệu quả các chính sách phát triển ngành ICT Việt Nam.
Trọng Đạt
(责任编辑:Cúp C1)
Ô tô điện phát nổ khi đang sạc pin
Sợ M.U phá, sếp Man xanh đàm phán gấp với Pep
Cộng đồng lập trình viên miền Trung trải nghiệm “Tour công nghệ” ở Singapore
Đàn ông không thích điều gì khi 'yêu'?
Ericsson dẫn đầu thị trường hạ tầng mạng 5G 2024
Để đạt 'tột khoái', hãy... ích kỷ!
National Assembly looks to build e
Nếu muốn 'giảm nhiệt' chuyện yêu