Quyết liệt tìm giải pháp duy trì mức sinh thay thế trên cả nước_truc tiep bong da hom.nay

  发布时间:2025-01-24 08:31:11   作者:玩站小弟   我要评论
Tin thể thao 24H Quyết liệt tìm giải pháp duy trì mức sinh thay thế trên cả nước_truc tiep bong da hom.nay。

Mức sinh trên toàn quốc đang có xu hướng giảm dưới mức sinh thay thế với tổng tỷ suất sinh năm 2023 là 1,ếtliệttìmgiảiphápduytrìmứcsinhthaythếtrêncảnướtruc tiep bong da hom.nay96 con/phụ nữ. Đây mức giảm thấp nhất từ trước tới nay và dự báo sẽ tiếp tục giảm.


Nhân viên y tế chăm sóc cho trẻ sơ sinh.

Ông Lê Thanh Dũng - Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) cho hay bên cạnh những lợi thế, cơ hội mà thành tựu giảm sinh trong thời gian qua mang lại, Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức mới nảy sinh: Việc duy trì mức sinh thay thế vững chắc trên phạm vi toàn quốc chưa thực sự bền vững, mức sinh chênh lệch đáng kể giữa các vùng, đối tượng, xuất hiện xu hướng mức sinh thấp.

Xu hướng mức sinh đang giảm mạnh

Phân tích về công tác dân số hiện nay, Cục trưởng Cục Dân số cho biết trong thời gian qua, công tác dân số Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, đặc biệt là việc khống chế thành công tốc độ gia tăng nhanh dân số, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam chính thức đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 khi tổng tỷ suất sinh (TFR) = 2,09 con/phụ nữ và đã rất thành công trong việc duy trì mức sinh xung quanh mức sinh thay thế trong suốt thời gian qua.

Kết quả này góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu dân số theo hướng tích cực, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số vàng từ năm 2007 tạo cơ hội cho nền kinh tế bứt phá, phát triển nhanh. Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Dân số được phân bố hợp lý hơn, gắn với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Tuy nhiên, một điều đáng lo ngại hiện nay là mức sinh trên toàn quốc đang có xu hướng giảm dưới mức sinh thay thế, tổng tỷ suất sinh năm 2023 là 1,96 con/phụ nữ - là mức giảm thấp nhất từ trước tới nay và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo.

Đáng lưu ý, xu hướng mức sinh thấp và xuống rất thấp tập trung ở một số đô thị, nơi có điều kiện kinh tế-xã hội phát triển. Theo vùng kinh tế-xã hội, hiện có 2/6 vùng là Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long có mức sinh thấp dưới mức sinh thay thế.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2023, có 27/63 tỉnh, thành phố có mức sinh dưới 2,1 con/phụ nữ, quy mô dân số là hơn 53 triệu người, chiếm 53,7% dân số cả nước. Điều này cho thấy xu hướng tăng các tỉnh có mức sinh thấp và quy mô dân số chiếm tỷ trọng lớn hơn, hầu hết là những tỉnh nằm ở vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam, đô thị hóa cao, tăng trưởng kinh tế nhanh.

Cục trưởng Lê Thanh Dũng nhấn mạnh trong điều kiện kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đô thị hóa ngày càng nhanh, sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, xu hướng mức sinh xuống thấp sẽ càng được củng cố, lan rộng. Nếu mức sinh giảm thấp và kéo dài sẽ tác động trực tiếp, sâu sắc tới quy mô dân số, cơ cấu dân số và để lại nhiều hệ lụy như thiếu hụt lực lượng lao động, già hóa dân số nhanh và suy giảm quy mô dân số… tác động lớn đến sự phát triển bền vững của đất nước.

“Cân nhắc ưu tiên đầu tư hiệu quả vào con người và nền kinh tế”

Ông Matt Jackson - Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam cho hay hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam đang chứng kiến xu hướng mức sinh giảm. Theo một báo cáo gần đây của UNFPA, 2/3 dân số thế giới hiện đang sống ở các quốc gia có tỷ suất sinh dưới mức thay thế. Đây không phải là hiện tượng tạm thời mà là thực tế mới đối với ngày càng nhiều quốc gia.

“Kể từ những năm 1970, một số quốc gia đã áp dụng các chính sách khuyến sinh để tăng hoặc duy trì mức sinh thay thế, ví dụ như sử dụng các biện pháp khuyến khích tài chính. Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng việc sử dụng các biện pháp ép buộc trong sinh sản không hiệu quả trong việc thay đổi mức sinh - điều này đã được chứng minh,” ông Matt Jackson nhấn mạnh.

Theo Trưởng Đại diện UNFPA, những thay đổi về mức sinh chịu ảnh hưởng lớn từ sự lựa chọn sinh sản và điều này lại bị chi phối bởi các yếu tố kinh tế-xã hội như vai trò giới, chi phí sinh hoạt, cơ hội việc làm, chi phí chăm sóc trẻ em, cũng như gánh nặng công việc không được trả lương mà chủ yếu đè nặng lên đôi vai người phụ nữ.

Vì vậy, để giải quyết các vấn đề dân số cần vượt ra ngoài con số, các nước cần cân nhắc ưu tiên đầu tư hiệu quả vào con người và nền kinh tế, cũng như xây dựng một xã hội bao trùm hơn. Điều này đồng nghĩa với việc ưu tiên bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, mở rộng cơ hội giáo dục và cải thiện các chính sách hỗ trợ gia đình để đảm bảo mỗi cá nhân có thể thực hiện quyền sinh sản của mình mà không gặp phải rào cản kinh tế - xã hội.

Đề cập đến những giải pháp nhằm duy trì mức sinh thay thế trên cả nước, Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng cho biết, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến công tác dân số và có sự điều chỉnh chính sách để phù hợp với bối cảnh và tình hình thực tế. Cục Dân số sẽ tham khảo các nội dung Khung chính sách tổng thể về dân số, bảo đảm tỷ suất sinh thay thế phù hợp với vùng, miền, đối tượng dân cư và số lượng, chất lượng dân số, trong đó tập trung vào khung chính sách để duy trì mức sinh thay thế tại Việt Nam, tham vấn các chuyên gia, các nhà khoa học trong nước và quốc tế để có những đề xuất phù hợp, khả thi trong thời gian tới./.

Theo TTXVN

相关文章

最新评论