当前位置:首页 > Cúp C1

Việt Nam xếp vị trí 28/35 về chỉ số chuẩn bị cho tương lai_soi kèo slavia praha

Việt Nam xếp vị trí 28/35 trong bảng xếp hạng Chỉ số chuẩn bị cho tương lai.

{keywords}
Bảng xếp hạng 35 quốc gia về Chỉ số chuẩn bị cho tương lai của EIU công bố.

Chỉ số Chuẩn bị cho tương lai (Worldwide Educating for the Future Index) do Economist Intelligence Unit (EIU) công bố đã đánh giá hệ thống giáo dục ở 35 nền kinh tế với 3 nhóm chỉ số chính gồm có: môi trường chính sách giáo dục,ệtNamxếpvịtrívềchỉsốchuẩnbịchotươsoi kèo slavia praha môi trường giảng dạy, môi trường kinh tế xã hội. 

3 nhóm chỉ số này được chia cụ thể thành 16 chỉ số nhỏ để đưa ra kết quả chung cuộc, trong đó nhóm chỉ số môi trường giảng dạyđược đánh giá là quan trọng nhất - chiếm 50% số điểm.

Việt Nam được xếp vị trí 28/35 trong bảng xếp hạng chung cuộc. 

Trong đó, chỉ số về môi trường chính sách giáo dục xếp thứ 25, môi trường giảng dạyxếp 26, môi trường kinh tế xã hộixếp 33.

Một số hạng mục nhỏ đáng lưu ý gồm có: mức lương trung bình của giáo viên phổ thông xếp cuối cùng – 35, chỉ số xã hội cởi mở và tự doxếp thứ 33; trong khi đó, chỉ tiêu chi tiêu cho giáo dục sau phổ thôngxếp khá cao - đứng thứ 10.

{keywords}
{keywords}
Bảng xếp hạng về chi tiêu dành cho giáo dục sau phổ thông của 35 quốc gia được đánh giá
{keywords}
{keywords}
Bảng xếp hạng về mức lương trung bình dành cho giáo viên phổ thông của 35 quốc gia được đánh giá

New Zealand, Canada và Phần Lan là 3 quốc gia giữ thứ hạng cao nhất trong một nghiên cứu đánh giá về mức độ hiệu quả của hệ thống giáo dục ở 35 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đối tượng của nghiên cứu này là học sinh, sinh viên từ 15 tới 24 tuổi. 

Báo cáo tập trung vào các yếu tố “đầu vào” như: chi tiêu của Chính phủ dành cho giáo dục sau trung học, chất lượng đào tạo giáo viên, sự đa dạng văn hóa, thay vì đánh giá yếu tố “đầu ra” như điểm thi; từ đó đánh giá về cách mà học sinh sẵn sàng để làm chủ các kỹ năng như: giải quyết vấn, tư duy phản biện, khả năng điều hướng một thế giới tự động hóa và số hóa ngày một cao.

Khi cả ba yếu tố về môi trường được xem xét thì những quốc gia có dân số nhỏ và giàu thường được đẩy lên vị trí đầu bảng. 

5 quốc gia có xếp hạng cao nhất lần lượt là: New Zealand, Canada, Phần Lan, Thụy Sĩ và Singapore. Vương quốc Anh đứng thứ 6, trong khi Mỹ xếp thứ 12.

New Zealand cũng đứng đầu bảng trong hạng mục “môi trường giảng dạy” – yếu tố chiếm 50% điểm số tổng thể.

Theo báo cáo, quốc gia này cũng giành được trọn vẹn điểm cho các chỉ số: khung chương trình giảng dạy, sự hiệu quả của hệ thống thực hiện chính sách, đào tạo giáo viên, chi phí dành cho giáo dục, định hướng nghề nghiệp ở trường, sự hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp, đa dạng văn hóa.

“Có 2 lý do đằng sau sự thành công này. Thứ nhất, New Zealand xem việc giáo dục để chuẩn bị cho các kỹ năng tương lai là một mệnh lệnh chiến lược được đồng thuận cao. Họ là một đất nước nhỏ và xa xôi, với sự tự nhận thức rằng họ có ít sự lựa chọn nhưng phải cạnh tranh toàn cầu” – nghiên cứu cho hay.

“Thứ hai, New Zealand có một sự tiếp cận có hệ thống được điều hướng bởi Chính phủ để hệ thống giáo dục phù hợp với mục đích thông qua công nghệ, giảng dạy, chương trình, sự hợp tác với ngành công nghiệp”.

{keywords}
{keywords}
Các chỉ số để đánh giá mức độ chuẩn bị cho tương lai của các nền giáo dục

Singapore là quốc gia dẫn đầu trong hạng mục “môi trường chính sách giáo dục”, trong khi Phần Lan đứng đầu về “môi trường kinh tế xã hội”.

Tuy nhiên, hơn một nửa quốc gia được đánh giá trong bảng xếp hạng này đang không đầu tư hoặc đánh giá các kỹ năng cần cho tương lai một cách hiệu quả.

Nghiên cứu nhấn mạnh Đài Loan – đứng thứ 19 chung cuộc mặc dù rất có uy tín về giảng dạy các lĩnh vực STEM, trong khi quốc gia khởi nghiệp Israel là một “sự thất vọng lớn” với vị trí thứ 26.

Hai quốc gia cung cấp lực lượng lao động lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ cũng xếp vị trí dưới mức trung bình – lần lượt 29 và 31.

Ngược lại, Argentina lại thành công với vị trí thứ 20.

Quốc gia Mỹ La-tin này có thu nhập trung bình được xếp hạng cao nhất trong bảng xếp hạng. Argentina cũng cho thấy những dấu hiệu tiến bộ đáng kể ở các chỉ số như: chất lượng đào tạo giáo viên, chi tiêu cho giáo dục, khung đánh giá và chương trình học.

Nghiên cứu cũng cho thấy một mối tương quan mạnh mẽ giữa một xã hội cởi mở và khả năng chuẩn bị cho người trẻ đáp ứng yêu cầu của tương lai.

Nguyễn Thảo(Theo Times Higher Education)

分享到: