10 chiêu 'thần thánh' xử lý hầu như mọi sự cố thiết bị điện tử_ltd hom nay

时间:2025-01-28 03:12:28 来源:Betway

Khi một thiết bị điện tử gặp sự cố,êuthầnthánhxửlýhầunhưmọisựcốthiếtbịđiệntửltd hom nay thường thì cách khắc phục nó phụ thuộc vào loại sự cố bạn gặp phải là gì. Nhưng đồng thời, nhiều sự cố công nghệ thường gặp nhất lại có cách xử lý khá đơn giản và dễ thực hiện. Dưới đây là 10 chiêu thần thánh xử lý hầu như mọi sự cố thiết bị.

Ảnh: Shutterstock.com

Tắt và bật lại

Có thể đọc đến đây bạn sẽ phì cười, nhưng chiêu "tắt và bật lại" là giải pháp cho rất nhiều loại sự cố công nghệ. Nguyên nhân là vì phần lớn các vấn đề trục trặc xảy ra nằm ở phần mềm, vì vậy khi bạn tắt và bật lại máy tính, điện thoại hay các loại thiết bị điện tử khác, phần mềm sẽ được nạp lại và loại bỏ vấn đề như "làm lại từ đầu".

Hệ điều hành xử lý đồng thời rất nhiều công việc. Khi một hoặc nhiều khâu xử lý gặp vấn đề, nó có thể gây ra phản ứng dây chuyền và khiến thiết bị không hoạt động như mong muốn. Đôi lúc, bạn có thể phát hiện ra và khởi động lại khâuxử lý bị lỗi, nhưng thường thì khởi động lại thiết bị sẽ dễ dàng hơn vìnó sẽ làm sạch mọi thứ.

Khởi động lại cũng là một cách tốt để kiểm tra xem vấn đề bạn đang gặp phải là do phần mềm hay phần cứng. Nếu máy tính của bạn hoạt động chậm chạp và mất nhiều thời gian để xử lý hơn bình thường, khởi động lại máy có thể giúp giải quyết vấnđề do phần mềm. Nhưng nếu sau khi khởi động lại mà vẫn không thể khắc phục thì nguyên nhân có thể là do phần cứng (thường là do RAM hoặc bộ nhớ).

Với hầu hết thiết bị, nếu xảy ra tình trạng không phản hồi, bạn có thể buộc tắt thiết bị bằng cách nhấn giữ nút nguồn một khoảng thời gian tùy vào cài đặt của nhà sản xuất. Đối với iPhone, bạn sẽ cần nhấn giữ đồng thời nút nguồn và nút tăng/giảm âm lượng. Với những thiết bị gần như không bao giờ "tắt nguồn" như loa thông minh hay smartTV, bạn có thể rút dây nguồn và chờ khoảng 30 giây đến vài phút, sau đó cắm nguồn lại.

Kiểm tra cập nhật phần mềm

Những lỗi thường xuyên lặp lại chưa hẳn là do lỗi phần cứng. Thỉnh thoảng, lỗi phần mềm cũng có thể gây rắc rối cho người và liên tục xuất hiện trở lại cho đến khi được vá lỗi. Bạn có thể thường xuyên kiểm tra cập nhật phần mềm để khắc phục những sự cố thuộc loại này.

Thường thì việc cài đặt cập nhật thường xuyên cho thiết bị rất được khuyến khích (ngoại trừ một số bản cập nhật lớn cho hệ điều hành có thể khiến thiết bị gặp nhiều lỗi hơn). Bạn có thể cài đặt ngay đối với hầu hết các bản cập nhật nhỏ lẻ.

Ngoài ra, cả những phụ kiện không kết nối trực tiếp với mạng internet cũng tương tự. Ví dụ, tay cầm của Xbox Series X|S và PlayStation 5 đều có thể cập nhật thông qua kết nối không dây nhưng chúng phải được kết nối với bộ điều khiển trung tâm.

Rất nhiều lỗi được người dùng phát hiện và thông báo trên các diễn đàn hoặc mạng xã hội trước khi nhà sản xuất cập nhật bản vá. Vì thế, tìm kiếm trên mạng về vấn đề bạn gặp phải và tìm xem đã có giải pháp khắc phục hay chưa cũng là một ý kiến không tồi.

Khôi phục cài đặt gốc

Hầu hết tất cả thiết bị điện tử, bao gồm cả điện thoại hay máy tính bảng, đều có thể khôi phục cài đặt gốc. Bất cứ loại thiết bị thông minh nào gặp sự cố phần mềm cũng có thể khắc phục bằng cách khôi phục cài đặt gốc. Cả những thiết bị mạng như router (bằng một nút nhỏ bằng đầu bút bi), smartTV, thiết bị đeo như đồng hồ thông minh, thiết bị theo dõi vận động và thiết bị game console.

Bạn cần lưu ý rằng nếu khôi phục cài đặt gốc thì gần như tất cả dữ liệu người dùng hay cấu hình thiết bị đã lưu sẽ bị xóa. Đối với điện thoại thông minh, dữ liệu bị xóa có thể bao gồm toàn bộ thư viện ảnh trong máy. Đối với những thiết bị khác, bạn sẽ cần cài đặt lại cấu hình wi-fi để có thể truy cập internet.

Bạn cũng có thể sử dụng cách này để xóa sạch dữ liệu khi cần tặng hay bán lại thiết bị.

Lỗi kết nối Bluetooth? Thử kết nối lại từ đầu

Đôi lúc kết nối Bluetooth có thể gặp trục trặc, như một vài thiết bị "quên mất" chúng đã từng kết nối với nhau và rơi vào trạng thái không thể kết nối. Lỗi này rất thường gặp và các giải quyết cũng khá đơn giản: Kết nối lại.

Bạn sẽ cần bỏ qua chế độ kết nối tự động trên thiết bị chính (như di động, máy tính…). Kế tiếp, chuyển thiết bị còn lại qua chế độ kết nối và thử lại lần nữa. Bạn có thể tìm hướng dẫn kích hoạt chế độ kết nối cho từng loại thiết bị trên mạng.

Một số thiết bị sẽ xóa cài đặt nếu bạn thực hiện thao tác này. Ví dụ với tai nghe không dây AirPods của Apple, các tính năng bạn cài đặt trên từng tai nghe (như cài đặt chạm) sẽ bị xóa nếu kích hoạt chế độ kết nối. Vì vậy, trước khi sử dụng cách này, bạn có thể xem lại một lượt các cài đặt để thiết lập lại sau khi kết nối thành công.

Sử dụng chế độ Safe Mode

Safe Mode là phương pháp khởi động máy tính Windows, Mac hay điện thoại Android với số phần mềm cần thiết tối thiểu mà vẫn đảm bảo hệ điều hành có thể hoạt động. Nhiều driver hay tiện ích mở rộng và phần mềm có thể gây ra lỗi sẽ được bỏ qua trong Safe Mode. Chế độ này cho phép bạn có thể thay đổi cài đặt trên thiết bị trong một môi trường ổn định.

Đối với hệ điều hành macOS, khởi động chế độ Safe Mode cũng sẽ kiểm tra tính toàn vẹn của hệ thống và khắc phục bất kỳ lỗi nào được phát hiện. Thỉnh thoảng, chế độ này cũng đủ để giúp đánh bay các lỗi lặt vặt nhưng đa số thì bạn cần phải tự thiết lập một số cài đặt mới có thể khắc phục sự cố.

Lỗi kết nối với đường dây? Thử tráo hoặc thay dây mới

Các loại dây cáp kết nối có thể là nguyên nhân của vấn đề bạn gặp phải. Ví dụ điển hình nhất có lẽ là dây cáp USB để sạc điện thoại. Cáp sạc thường xuyên được sử dụng và chúng bị cuộn, gập, kéo rất nhiều lần nên không mấy ngạc nhiên khi nó thường xuyên hư hỏng đến vậy. Thay thế bằng một sợi cáp khác có thể giải quyết vấn đề của bạn hoặc giúp bạn tìm ra nguyên nhân sự cố.

Nếu sau khi thử bằng một sợi cáp khác mà sự cố vẫn chưa được khắc phục, có lẽ vấn đề nằm ở thiết bị mà bạn đang cắm dây, có thể là do củ sạc hoặc do cổng kết nối trên thiết bị. Từ đó bạn có thể khoanh vùng chính xác sự cố và tìm cách khắc phục phù hợp.

Ảnh: Shutterstock.com

Tuy vậy, hỏng cáp sạc cũng chỉ là ví dụ nhỏ nhất mà thôi. Đối với hệ thống mạng dây thì sự cố do dây mạng có thể khiến bạn mất kết nối hoặc kết nối chập chờn. Cáp HDMI cũng có thể hỏng mà không hề có dấu hiệu gì và thậm chí nguyên nhân cũng có thể là loại cáp bạn sử dụng không phù hợp với mục đích. Và bạn cũng đừng tin vào quảng cáo "cáp HDMI chất lượng cao" vì chúng chẳng khác gì hàng bình thường cả!

Lỗi ứng dụng? Cài đặt lại

Nếu vấn đề của bạn là do phần mềm và bạn đã thử khởi động lại thiết bị mà không có kết quả, bạn có thể thử cài đặt lại phần mềm gặp lỗi. Nếu là ứng dụng trên điện thoại hoặc máy tính thì việc này rất đơn giản.

Lưu ý là bạn cần bộ cài đặt gốc để cài đặt lại ứng dụng. Có thể bộ cài sẽ rất nặng và mất thời gian để tải về hoặc phải cần đến DVD (nếu bạn vẫn còn dùng đến nó). Nếu vấn đề không quá nghiêm trọng, bạn có thể xử lý nó khi có thời gian rảnh rỗi.

Không thể bật thiết bị? Cắm sạc thêm một thời gian

Một số thiết bị bị người dùng bỏ quên vài tháng hay vài năm. Và hiển nhiên là khi bạn tìm thấy và thử bật lên thì nó hoàn toàn vô dụng. Thậm chí khi bạn đã cắm sạc nhưng dường như chúng không có biểu hiện gì.

Khi pin cạn kiệt hoàn toàn, thiết bị thường sạc một cách chậm rãi để tránh hư pin. Nói ngắn gọn thì bạn nên để thiết bị sạc một lúc rồi mới thử bật chúng lên trước khi từ bỏ hoàn toàn. Tùy vào thiết bị mà thời gian có thể ngắn hoặc dài, nhưng tốt nhất là bạn cắm sạc khoảng vài giờ là đủ.

Nếu có thể, bạn hãy kiểm tra củ sạc và cáp sạc trước để loại trừ các sự cố khác.

Thiết bị vào nước? Tránh xa thùng gạo ra

Hóa ra gạo không thật sự giúp bạn cứu đuối điện thoại của mình đâu. Vì gạo có nhiều vụn nhỏ và bột gạo nên sẽ gây ra nhiều vấn đề hơn như làm kẹt nút bấm hay cổng sạc… Tốt nhất thì bạn nên để dành gạo cho bữa cơm tối.

Nếu thiết bị của bạn bị vào nước, điều đầu tiên cần làm là tắt nguồn và tháo pin nếu được. Thao tác này sẽ hạn chế nguy cơ đoản mạch và đảm bảo an toàn cho các linh kiện điện tử bên trong. Sau đó, bạn có thể bắt đầu tìm cách loại bỏ nước khỏi thiết bị để ngăn các linh kiện bị oxi hóa.

Nếu bạn không thể tháo bung thiết bị ra (hoặc không muốn), cách tốt nhất là để im nó như vậy đến khi khô hoàn toàn (đã tắt nguồn và tháo pin nếu được). Có thể bên trong sẽ bị oxi hóa một chút nhưng sẽ đảm bảo không bị đoản mạch và bạn cũng không muốn cổng sạc dính đầy bột gạo đâu.

Hãy đảm bảo bạn để thiết bị tại nơi khô ráo trong vòng 48 giờ trước khi bật lại nguồn. Bạn có thể tham khảo thêm cách cứu đuối điện thoại tại đây.

Nút bấm bị kẹt hoặc liệt? Hãy làm sạch nó

Mẹo này sẽ hữu dụng với những game thủ hơn nhưng với những ai làm đổ đồ uống vào bàn phím hay tay cầm chơi game cũng có thể áp dụng. Nếu nút bấm bị kẹt hay liệt, có thể là do chất bẩn hoặc cặn đồ uống bám ở bên dưới nút bấm và bạn cần phải làm sạch chúng. Đầu tiên là mở bung thiết bị ra, sau đó, bạn có thể dùng bông gòn tẩm isopropyl alcohol để lau chùi bên dưới nút bấm.

Ảnh: Shutterstock.com

Nếu bạn lo ngại việc tháo thiết bị ra, bạn có thể đổ một ít isopropyl alcohol (90% hoặc cao hơn) vào nút bị kẹt/liệt rồi nhấn nó liên tục để loại bỏ chất bẩn bên dưới. Bạn có thể dùng ống hút để đưa dung dịch làm sạch vào chính xác vị trí chất bẩn. Lưu ý là bạn phải tắt nguồn thiết bị hoàn toàn trước khi thực hiện và tốt nhất là tháo cả pin nếu có.

Nếu lần đầu tiên không cho kết quả, bạn có thể lặp lại thao tác trên vài lần nữa. Mức độ hiệu quả cách này sẽ không cao bằng việc mở bung ra và làm sạch bên trong nên có thể bạn sẽ cần phải lặp lại một vài lần. Isopropyl alcohol sẽ bay hơi hoàn toàn mà không để lại cặn. Bạn chỉ cần mua loại có nồng độ cao nhất có thể tìm thấy để có kết quả tốt nhất.

(Theo VnReview, HowToGeek)

Cứu điện thoại vào nước như thế nào?

Cứu điện thoại vào nước như thế nào?

Có hàng trăm nguyên nhân có thể khiến điện thoại của bạn bị vào nước. Và chắc chắn bạn cần biết mình phải làm gì khi xảy ra tình huống đó (vì gần như chắc chắn nó sẽ xảy ra).

推荐内容