Trong 3 năm đầu tư triển khai hoạt động khám chữa bệnh từ xa cho vùng sâu vùng xa,ễnLânHiếuMộtbácsĩđangcóhaitaysẽcóthêmcánhtaythứbalàsoi kèo.mu khó khăn lớn nhất mà Bệnh viện Đại học Y Hà Nộigặp phải là gì thưa ông?
Có hai khó khăn lớn nhất. Thứ nhất là hạ tầng cơ sở. Các bệnh viện hiện nay khả năng đầu tư về công nghệ thông tin còn hạn chế, vì nguồn lực không có nhiều. Nguồn thu chỉ đến từ việc khám chữa cho bệnh nhân.
Khó khăn thứ hai là chưa có một thông tư rõ ràng nào để có thể triển khai rộng rãi được.
Mới đây, Bệnh viện Đại học Y đã triển khai nền tảng Telehealth, việc khám chữa bệnh từ xa của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ thay đổi ra sao?
Thay đổi tốt nhất sẽ được thể hiện ở các bệnh viện vệ tinh. Với sự hỗ trợ của Viettel về phần cứng, các công nghệ nâng cấp cho bệnh viện vệ tinh và đặc biệt là chính ở bệnh viện chúng tôi thì việc hội chẩn trực tuyến sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Các hình ảnh, các buổi truyền hình và các phương tiện phân tích hình ảnh trong chẩn đoán hình ảnh: CT, MRI và siêu âm sẽ rõ ràng và có chất lượng tốt hơn.
Nếu phần mềm của Viettel thực sự tốt – chúng tôi cũng chưa thể khẳng định có tốt hay không vì mới ở giai đoạn đầu – thì chúng tôi có thể triển khai trên diện rộng tất cả các bệnh nhân tái khám ở bệnh viện. Họ có thể cài đặt ứng dụng này trong điện thoại thông minh để sử dụng trong việc hẹn tái khám, theo dõi trong quá trình điều trị và đặc biệt sẽ có một hồ sơ bệnh án riêng cho mỗi bệnh nhân. Như vậy khi tái khám sẽ rất thuận lợi cho việc khám chữa bệnh của bác sĩ.
Trong tương lai gần, những thay đổi tiếp theo mà hệ thống khám chữa bệnh từ xa của Bệnh viện Đại học Y Hà Nộicó thể làm được với nền tảng Telehealth dự kiến là những gì?
Trong tương lai, việc thiết thực nhất là chúng tôi sẽ nâng cấp hệ thống bệnh viện vệ tinh đến tận xã. Các bác sĩ ở bệnh viện huyện sẽ quản lý các trạm y tế xã, với các kết nối thông minh, đặc biệt là các thiết bị. Nếu phía Viettel có thể đưa ra chính sách giá hợp lý cho các bộ dụng cụ thăm khám, theo dõi từ xa cho người dân, tôi hi vọng gần 700 xã nằm trong hệ thống bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ được trang bị hệ thống theo dõi khám sức khỏe từ xa như vậy.
Nhân rộng hơn nữa, nếu mô hình này thành công thì sẽ có nhiều bệnh viện tuyến trung ương có thể triển khai mạng lưới giống như Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Đội ngũ y bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã sẵn sàng với hệ thống khám chữa bệnh từ xa có nền tảng mới hay chưa?
Tôi nghĩ là chưa sẵn sàng 100%, vì chúng tôi cũng mới bắt đầu triển khai, bắt đầu học hỏi. Chính vì thế giai đoạn đầu tiên sẽ là giai đoạn khó khăn nhất. Đội ngũ y bác sĩ chúng tôi sẽ cập nhật thông tin qua các buổi huấn luyện, học tập cách sử dụng cũng như làm quen với việc không khám trực tiếp cho người bệnh mà phải sử dụng các công cụ hỗ trợ.
Chúng tôi sẽ xây dựng những quy trình chặt chẽ về chuyên môn, tránh trường hợp bỏ sót chẩn đoán khi chúng ta không trực tiếp thăm khám được. Chúng ta sẽ có những giới hạn nhất định của Telehealth và lường trước các sự cố có thể xảy ra khi người dân không thăm khám trực tiếp. Đây là quá trình cần đầu tư rất nhiều thời gian và công sức.
Người bệnh đã sẵn sàng với hệ thống này chưa?
Theo tôi là chưa. Đây là một việc rất mới. Người bệnh đã quen với việc phải đến tận nơi gặp bác sĩ. Giờ họ cần làm quen với việc sử dụng công nghệ để có thể theo dõi sức khỏe của mình. Nên tôi nghĩ rất cần có sự tham gia của truyền thông, cùng với hệ thống y tế, các bác sĩ và bệnh viện phải vào cuộc để thúc đẩy người dân sử dụng công cụ này.
(责任编辑:Cúp C2)