Ngày 21/9,ớituổingườiphụnữnhồimáucơtimcấmachida zelvia vs Phó giáo sư, bác sĩ Nguyễn Văn Tân, Trưởng khoa Tim mạch Cấp cứu và Can thiệp, Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) cho biết, người phụ nữ 33 tuổi nhập viện trong tình trạng đau ngực dữ dội.
Cụ thể, bệnh nhân là chị N.T.L, sống tại huyện Củ Chi, TP.HCM, được chuyển vào Bệnh viện Thống Nhất với chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp. Các bác sĩ đã nhanh chóng kiểm tra và xác định bệnh nhân bị tắc mạch vành.
Ngay lập tức, người bệnh được chuyển đến phòng DSA tiến hành thông tim can thiệp, lấy ra nhiều huyết khối, tái thông vị trí động mạch vành thành trước. Nhờ vậy, người phụ nữ vượt qua nguy kịch và đang hồi phục tốt sau 3 ngày điều trị.
Bác sĩ Tân cho biết, trường hợp nhồi máu cơ tim cấp trẻ nhất bệnh viện từng tiếp nhận là nam thanh niên 22 tuổi, còn chị N.T.L là bệnh nhân nữ trẻ nhất.
Khai thác thông tin, bác sĩ được biết chị L. sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài. Thuốc này có thể dẫn đến nguy cơ tăng đông với phụ nữ trong tuổi sinh đẻ. Mặc dù vậy, bác sĩ Tân khẳng định không đủ cơ sở để kết luận thuốc tránh thai là nguyên nhân khiến chị L. bị nhồi máu cơ tim ở tuổi 33.
Trên thực tế, để tìm nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở bệnh nhân trẻ tuổi, cần phải xem xét các yếu tố liên quan đến bệnh lý tự miễn hay thiếu chất gây loãng máu...
Tuy nhiên, bác sĩ Tân cũng khuyến cáo chị em phụ nữ cần chú ý đến tác dụng phụ của các phương pháp tránh thai có dùng thuốc. Từ đó, chọn biện pháp phù hợp và an toàn.
Với nam giới trẻ tuổi bị nhồi máu cơ tim, các bác sĩ sẽ khai thác xem người bệnh có sử dụng ma túy hay không vì có nguy cơ tăng đông, huyết khối.