Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc,àSandraScagliottitintưởngvàobanlãnhđạomớicủaViệkết quả u19 việt nam Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự bế mạc Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) Nhân sự kiện Quốc hội Việt Nam vừa kiện toàn các chức danh lãnh đạo bộ máy nhà nước, trang điện tử Tạp chí toàn cầu (Scenari internazionali) của Italy ngày 9/4 dẫn ý kiến đánh giá của bà Sandra Scagliotti, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Torino, cho rằng: “Ban lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ tiếp nối những thành công của nhiệm kỳ trước, tiếp tục đổi mới và khẳng định vị trí, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế." Bà Sandra Scagliotti khẳng định ban lãnh đạo chính trị mới của Việt Nam là những nhà quản lý có kinh nghiệm và có năng lực tốt, do đó, chắc chắn sẽ vượt qua những thách thức mới với việc tiếp tục triển khai công cuộc đổi mới, cải cách hiệu quả và hợp lý. Theo bà Sandra, Việt Nam - quốc gia có thu nhập trung bình với mục tiêu đến năm 2030 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đang là một trong số các quốc gia có nền kinh tế triển vọng nhất khu vực Đông Nam Á (ASEAN). Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2020, mức tăng trưởng được hỗ trợ bởi nền kinh tế ổn định, cơ sở hạ tầng phát triển và đàm phán thành công với các đối tác thương mại chính. Tăng trưởng của Việt Nam dự kiến có thể đạt 6,8% trong năm 2021. Một yếu tố quan trọng góp phần vào những thành công của Việt Nam trong ứng phó đại dịch đó là sự huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, cùng sự đồng thuận xã hội cao. Đúc kết kinh nghiệm trong phòng chống dịch, kể từ đại dịch SARS 2002-2003, mọi chương trình hành động của chính phủ nhằm ứng phó với đại dịch được triển khai “thần tốc," thông qua chiến dịch truyền thông rộng rãi và hiệu quả, với sự tham gia tích cực của người dân vào cuộc chiến chống kẻ thù “vô hình”. Do đó, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia trên thế giới đối mặt và vượt qua đại dịch hiệu quả nhất. Trên bình diện quốc tế, năm 2020, với cương vị Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam đã triển khai hiệu quả các hoạt động của ASEAN trong ứng phó các thách thức toàn cầu, góp phần đưa ASEAN trở thành vị trí trung tâm không chỉ trên phương diện địa lý. Duy trì hội nhập và mở cửa, trong những năm qua, Việt Nam đã ký kết thành công 11 hiệp định thương mại, trong đó có Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và EVFTA chắc chắn cũng sẽ mang lại nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Italy. Italy là một trong những quốc gia đầu tiên tại châu Âu thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam vào ngày 23/3/1973 và nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2013. Bà Sandra Scagliotti khẳng định quan hệ Việt Nam-Italy, mối quan hệ hữu nghị, giao lưu, hợp tác và không ngừng được vun đắp trong những năm qua, sẽ tiếp tục phát triển ngày càng sâu rộng, và đang đứng trước nhiều cơ hội lớn./. Theo TTXVN |