- Hai điểm trường của Trường Tiểu học số 2 Thượng Trạch,ơithầytròkhôngdámđếnlớpvìsợtrườngsậsoikeo truc tiep xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã xuống cấp. Mùa mưa đến, thầy và trò không dám đến lớp vì sợ trường sập.
Trường Tiểu học số 2 Thượng Trạch có 1 điểm trung tâm và 9 khu vực lẻ với 212 học sinh. Hai điểm trường bị xuống cấp ở bản 51 và Nồông cũ.
Lớp học ở bản 51 đã bị xuống cấp |
Cách đây gần 15 năm, thấy thầy trò ở bản 51 quá cực nên Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Bình đã tặng cho bản một phòng nhỏ khoảng gần 30m2 lợp mái tôn, tường là những thanh gỗ ghép lại với nhau.
Phòng chia đôi, một nửa thầy ở, một nửa dạy trò. Hiện nay, lớp nhỏ đã bị xuống cấp nghiêm trọng, những thanh gỗ bị mối mọt ăn gần hết, nền đất lồi lõm, mùa nắng còn đỡ, đến mùa đông từng cơn gió thổi thông thốc, rét buốt.
Ngồi học trong gió rét |
Phải mất gần cả tiếng đi bộ mới vào được hai bản Nồông |
“Nếu có mưa kèm gió mạnh, cả thầy và trò không ai dám đến lớp vì sợ…bị sập” - thầy Đỗ Hồng Thái, một trong hai thầy giáo cắm bản cho biết.
Bản 51 có 17 hộ với 64 khẩu. Năm học này ở đây có tất cả 12 em học sinh từ lớp 1 đến lớp 4. Trước giờ, năm nay có nhiều học sinh nhất.
“Mọi năm thì các thầy cắm bản phải ngăn lớp học ra để làm chỗ ở, năm nay mượn được một nhà dân nên các thầy đã có “nhà riêng”, buổi sáng thấy Thái dạy lớp ghép 3+4, buổi chiều tôi dạy lớp 1+2”, thầy Hồ Văn Minh cho hay.
“Mặc dù còn rất nhiều thiếu thốn nhưng các em ở đây học hành chăm chỉ, chữ đẹp và rất chăm học” - thầy Thái nói thêm.
Thầy Nguyễn Văn Thăng đang hướng dẫn học sinh ở bản Nồông mới |
Từ bản 51, mất gần 1 tiếng đi bộ men theo bờ suối chúng tôi mới đến được hai bản Nồông mới và Nồông cũ.
Hai bản Nồông có 3 lớp ghép tiểu học và 4 thầy giáo, trong đó một thầy phụ trách dạy những môn chuyên biệt. Bản này cách bản kia chừng 200 mét, nhưng ngày nào thầy Nguyễn Trọng Diềm (giáo viên dạy chuyên biệt) cũng phải đi bộ từ bản này sang bản khác để dạy cho các học sinh.
“Vì đường đến hai bản này phải men theo suối, đá lởm chởm lên các thầy phải gửi xe máy ở bản 51 rồi đi bộ lên. Đường đi trời khô ráo đã khó khăn như thế, chỉ cần một trận mưa lớn nữa là không thể đi được, khổ nhất là khi đau ốm”, thầy Nguyễn Văn Thăng, giáo viên dạy ở bản Nồông mới tâm sự.
Từ Nồông mới, phải trèo qua một con dốc dựng đứng mới đến bản Nồông cũ Bản này chỉ có 10 hộ dân và 30 khẩu. Cả bản có 7 em học sinh từ lớp 2 đến lớp 5.
Ngôi nhà bỏ không được người dân cho mượn rộng hơn 25 m2 vừa làm lớp học vừa là nơi làm chỗ ở cho thầy.
“Vừa ngăn tấm bảng ra làm đôi, thầy Nguyễn Văn Lai vừa trò chuyện: “Mỗi buổi học tôi phải dạy từ lớp 2 cho đến lớp 5. Một bên bảng là 4 em từ lớp 2 đến 4, một bên là dạy cho 3 em lớp 5. Dạy một lúc nhiều trình độ nên rất khó, việc tiếp thu của các em vì thế cũng hạn chế hơn những nơi khác”.
Lớp học nho nhỏ nằm bên triền dốc, mỗi khi mưa xuống, mái tôn cũ kĩ không đủ che mưa. Sách vở bỏ trên bàn đều bị ướt, nắng thì nóng như thiêu như đốt.
Ngôi nhà ở bản Nồông cũ được ngăn đôi, một bên là lớp học, một bên làm chỗ ở cho thầy |
Thầy Lai cho biết: “Các em học sinh ở đây chăm học, sáng sáng thầy đánh kẻng là cắp sách đến lớp. Chỉ khổ là vào những mùa nương rẫy, một số em phải ở nhà trông em cho bố mẹ đi làm hoặc có em phải lên rẫy nên sự học có gián đoạn”.
“Do đặc thù về địa bàn nên trường có tất cả 21 lớp thì đã có 20 lớp ghép. Trong đó có 1 lớp ghép 4 trình độ, 6 lớp ghép 3 trình độ. Là xã đặc biệt khó khăn, chưa có điện thắp sáng, có những bản không có cả sóng điện thoại. mùa hè thiếu nước trầm trọng, cơ sở vật chất cũng vô cùng thiếu thốn nên đời sống của thầy và trò vẫn còn rất nhiều khó khăn”, thầy Võ Anh Tuân, hiệu trưởng Trường Tiểu học số 2 Thượng Trạch nói.
>> Xót lòng trẻ em Thượng Trạch môi tím bầm trong rét