Zhang Yiming - “cha đẻ” của nền tảng TikTokđang tìm kiếm những cơ hội lớn cho ByteDance,ôngtymẹTikTokchuẩnbịchocuộcchiếnvớti so nha cai đặt mục tiêu hướng đến đấu trường thương mại trị giá 1,7 nghìn tỷ USD của Trung Quốc. Nhà đồng sáng lập 38 tuổi đã tuyển dụng hàng nghìn nhân viên và thu hút các nhà tài trợ tên tuổi như Lei Jun của Xiaomi. Zhang Yiming mong muốn thúc đẩy “bước đột phá lớn” tiếp theo trong lĩnh vực kinh doanh toàn cầu - bán hàng thông qua các video ngắn hoặc livestream trên nền tảng TikTok. Làm lung lay vị trí thống trị của đối thủ Công ty khởi nghiệp của ông Zhang đã và đang tạo ra những làn sóng mới trong ngành công nghiệp vốn từ lâu bị thống trị bởi 2 tập đoàn Alibaba và JD.com. Năm 2020, ByteDance đã thu về 26 tỷ USD từ các sản phẩm trang điểm, quần áo và các loại hàng hóa khác. Chỉ trong vòng một năm đầu, công ty startup này có được thành tựu lớn mà nền tảng Taobao của Alibaba phải mất đến 6 năm để đạt được. | "Cha đẻ" nền tảng TikTok đang tìm kiếm những cơ hội lớn cho ByteDance. Ảnh: Bloomberg. |
Theo Bloomberg, doanh thu của ByteDance sẽ tiếp tục tăng lên 185 tỷ USD vào năm 2022. Ứng dụng Douyin, phiên bản TikTok Trung Quốc, dự đoán sẽ đóng góp hơn một nửa vào doanh thu quảng cáo nội địa trị giá 40 tỷ USD trong năm nay, một phần nhờ thương mại điện tử. “Các nền tảng video ngắn hiện có rất nhiều lượt truy cập nên có thể kinh doanh trên đó. Douyin không chỉ có quảng cáo, mà còn livestream, thương mại điện tử, các dịch vụ địa phương và tìm kiếm. Ở đây có nhiều không gian dành cho trí tưởng tượng”, ông Shawn Yang, giám đốc điều hành của Blue Lotus Capital Advisors cho biết. Một doanh nghiệp thương mại điện tử đang phát triển có thể giúp công ty vượt qua định mức 250 tỷ USD khi công khai, chống lại những lo ngại xung quanh cuộc đàn áp của Bắc Kinh đối với những gã khổng lồ internet. Theo Bloomberg, các công tác chuẩn bị đang được tiến hành có thể sẽ là một trong những màn ra mắt được mong được nhất trên thế giới. Dù ByteDance không tham gia vào việc bán hàng trên nền tảng, công ty hy vọng bán được nhiều quảng cáo cho các nhà bán lẻ, thúc đẩy lượng truy cập và cắt giảm hoạt động kinh doanh. Công ty của Zhang Yiming là “kẻ đến sau” trong thị trường thương mại xã hội của Trung Quốc - nơi các influencer giới thiệu sản phẩm với người hâm mộ như một phiên bản Gen Z của mạng lưới mua sắm tại nhà. Hình thức này đã phát triển thành công vào năm ngoái khi dịch Covid-19 làm gia tăng nhu cầu giải trí tại nhà. Alibaba là công ty tiên phong triển khai hình thức này như một công cụ tiếp thị vào năm 2016. | Tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Douyin năm 2021-2022 dựa trên mục tiêu lưu trong bản ghi nội bộ. Ảnh: Company statements. |
Năm ngoái, Taobao Live của Alibaba đã tạo ra doanh thu hơn 400 tỷ nhân dân tệ (62 tỷ USD) tổng giá trị hàng hóa. Trong khi đó, nền tảng xã hội của Kuaishou Technology đã thu được 381 tỷ nhân dân tệ tổng các giao dịch, gấp đôi doanh thu của Douyin. ByteDance chủ yếu dựa vào các đề xuất AI hoặc sở thích của người dùng để tăng tương tác cho các doanh nghiệp thương mại điện tử. Trong một bữa tiệc sinh nhật công ty, các giám đốc điều hành giải thích rằng họ dự định nhân rộng thành công của mình bằng cách sử dụng các thuật toán AI để tạo ra nội dung người dùng trong lĩnh vực mua sắm online. Họ cho biết, bằng cách vuốt xem vô vàn nội dung video liên quan đến giới thiệu sản phẩm, người dùng TikTok sẽ không thể cưỡng lại việc mua sắm. “Nó giống như đi mua sắm trên đường vậy. Khi người ta giàu hơn, họ sẽ không đến các trung tâm thương mại hay cửa hàng bán quần áo để mua những món đồ cần thiết nữa, họ sẽ mua bất kỳ thứ gì họ thấy đẹp”, ông Bob Kang, Giám đốc Thương mại Điện tử Douyin, 35 tuổi, nói với hàng trăm khán giả tại sự kiện ở Quảng Châu. Chiến lược cũ, doanh thu mới Kể từ khi ông Kang đảm nhận vai trò giám đốc thương mại điện tử, Douyin đã cấm các streamer bán các sản phẩm của trang web bên thứ 3 và mời họ mở cửa hàng ngay trong ứng dụng, ngăn chặn các đối thủ như Alibaba và JD.com kiếm lợi từ các lượt truy cập. Ông đã phát triển một đội ngũ nhân viên hỗ trợ khách hàng từ 100 đến 1.900 người để chống hàng giả và đang tuyển thêm 900 vị trí khác để hỗ trợ công việc kinh doanh. Ngoài ra, ByteDance sở hữu một hệ thống làm mối online để kết nối các doanh nghiệp với influencer và đại lý của họ. Đồng thời, công ty xây dựng cơ sở vật chất để tập hợp các streamer và hàng hóa, tương tự như cách Alibaba đã làm. Bước đầu ByteDance đã thu hút sự chú ý của những người đại diện thương hiệu như Lei Jun, kiêm nhà sáng lập công ty công nghệ Xiaomi. Ông Lei Jun đã dẫn dắt buổi livestream giới thiệu Mi TV và các thiết bị smartphone của chính công ty của mình. Luo Yonghao, doanh nhân nổi tiếng một thời vì từng thách thức Apple bằng thương hiệu smartphone của mình. Ông Luo cũng là một influencer danh tiếng, ông đã thu về hơn 17 tỷ USD trong lần livestream đầu tiên. | Mặt tiền cửa hàng Douyin của Zhou Huang kinh doanh trang sức. Ảnh: Bloomberg. |
Những người bán hàng nhỏ lẻ khác như Zhou Huang thường làm theo hướng dẫn của cấp trên, cô đã mở một cửa hàng Douyin để kinh doanh trang sức vào tháng 10, bỏ qua các nền tảng thông thường như Taobao của Alibaba. Thay vì đóng khoản phí lớn cho quản lý nền tảng để tăng lượt truy cập, Huang sở hữu lượng fan lớn khoảng 20.000 người theo dõi từ việc tạo ra các video cung cấp mẹo thực tế như cách chọn mua vòng tay đúng kích cỡ trên mạng. “Việc thu hút khách hàng trên Taobao là một thử thách đối với các thương hiệu kinh doanh mới như tôi. Đôi khi, mọi người đến cửa hàng của tôi không phải để mua sắm mà chỉ để giải trí. Nhưng khi tôi có nhiều người xem thì có thể bán được rồi”, Huang cho biết. Cửa hàng Douyin của cô đã phá sản chỉ sau 3 tháng mở cửa. Theo Bloomberg, ByteDance đang bắt đầu hỗ trợ họ. Ở Phật Sơn, Huang và 200 nhà bán lẻ trang sức khác được hướng dẫn mọi thứ, từ đăng ký cửa hàng và tiếp thị đến quay các video chất lượng. ByteDance hỗ trợ kỹ thuật cho họ mọi lúc mọi nơi. Huang cho biết bất kỳ lúc nào kênh livestream có vấn đề, các kỹ thuật viên của ByteDance đều đến ngay lập tức để sửa chữa giúp cô. Huang là một trong khoảng một triệu nhà sáng tạo nội dung đã tạo ra doanh số thương mại điện tử trên Douyin tính đến tháng 1, thu hút hơn 600 triệu người dùng hàng ngày trên nền tảng. Chi phí hoa hồng từ các nhà bán lẻ trên nền tảng này trở thành dòng doanh thu mới của ByteDance. Douyin mục tiêu thu hút hơn 1.000 thương hiệu tham gia xây dựng cửa hàng trên nền tảng cùng công ty Suning.com trong năm nay. Con số này sẽ tiếp tục tăng gấp 5 lần vào năm 2022, theo dự đoán của công ty trong bản ghi nhớ nội bộ. GMV (tổng khối lượng hàng hóa) có thể tăng trưởng lên tới 600 tỷ nhân dân tệ vào năm 2022. Tham vọng vượt xa đối thủ Alibaba Tham vọng của ByteDance không dừng lại ở việc đánh bại Alibaba. Công ty đã bắt đầu cho người dùng đặt khách sạn và nhà hàng trên Douyin, cung cấp dịch vụ phong cách sống tương tự như các siêu ứng dụng Meituan hay WeChat của Tencent. | ByteDance thử nghiệm lĩnh vực mua sắm online qua sự hợp tác với Walmart và Shopify. |
Bước đột phá trong lĩnh vực thương mại điện tử của Douyin ở Trung Quốc có thể đưa ra một lộ trình cho TikTok. Công ty đã bắt đầu thử nghiệm lĩnh vực mua sắm online qua sự hợp tác với tập đoàn Walmart và công ty thương mại điện tử Shopify ở Canada. Tháng 12 năm ngoái, Zhang thông báo với nhân viên toàn cầu rằng khi thương mại điện tử kết hợp với livestream và video ngắn sẽ tạo ra một cơ hội lớn hơn ngoài Trung Quốc, theo một số người tham gia giấu tên. Công ty cũng âm thầm xây dựng một đội ngũ kỹ sư ở Singapore để phát triển các hoạt động thương mại điện tử non trẻ của TikTok. Sự mở rộng lĩnh vực mua sắm online của ByteDance diễn ra ngay thời điểm các doanh nghiệp khác của công ty đang gặp khó khăn. Để phát triển trò chơi điện tử, ByteDance đã mua lại các studio phát triển nhưng việc tạo ra các bom tấn như Honor of Kings của Tencent có thể sẽ mất vài năm. Trước đó, chính quyền Trung Quốc đã thẳng tay đàn áp ngành công nghiệp này. Trong lĩnh vực dạy kèm online, các nhà quản lý đã tìm cách kiềm chế hoạt động tiếp thị dư thừa và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với hàng loạt công ty khởi nghiệp có nhiều ngân sách như Zuoyebang do Alibaba hậu thuẫn. Vào tháng 4, ByteDance là một trong 34 công ty được cơ quan giám sát chống độc quyền ra lệnh tiến hành các cuộc điều tra nội bộ và khắc phục những hành vi thái quá. Mặc dù dịch vụ thanh toán chỉ mới thành công bước đầu, ByteDance và các công ty khác đã bị hạn chế các hoạt động tài chính đang phát triển nhanh trên phạm vi rộng sau cuộc họp với các nhà quản lý bao gồm ngân hàng trung ương vào tháng trước, theo Bloomberg. Theo Zing/Bloomberg Nhìn vào Jack Ma, startup Trung Quốc không dám lên sànNhững gì diễn ra với Ant Group và Jack Ma khiến nhiều startup của Trung Quốc e ngại việc “lên sàn”. |