Thiết bị hiện đại có giúp học sinh giỏi hơn?_kqbd luton
- Báo cáo mới nhất của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế ) dài 200 trang dựa trên kết quả khảo sát PISA 2012 - công bố ngày 15/9 - đã khẳng định việc sử dụng máy tính và công nghệ thông tin trong trường học không cải thiện được kết quả học tập của học sinh. Thậm chí,ếtbịhiệnđạicógiúphọcsinhgiỏihơkqbd luton với nhiều nước, việc sử dụng máy tính thường xuyên ở trường sẽ làm giảm thành tích học tập của học sinh.
Bảng 1: Top 10 nước/vùng kinh tế có tỷ lệ số học sinh/máy tính thấp |
Báo cào này chỉ ra rằng:
Thứ nhất,những học sinh thường xuyên sử dụng máy tính ở trường thì đạt kết quả thấp hơn là những học sinh ít khi sử dụng máy tính.
Chẳng hạn, Australia có tới 93,7% học sinh thường xuyên sử dụng máy tính ở trường học, đứng thứ hai trong bảng xếp hạng về số phần trăm (%) học sinh sử dụng máy tính trong nhà trường, tuy nhiên, thành tích của học sinh chỉ đứng thứ 19 về toán học (504 điểm).
Hay như Na Uy số % học sinh sử dụng máy tính tới 91.9% nhưng thành tích toán học của học sinh Na Uy chỉ có 489 điểm, chỉ xấp xỉ điểm trung bình của OECD (494 điểm).
Ngược lại, Thượng Hải – Trung Quốc đứng thứ nhất về thành tích toán học với 613 điểm thì chỉ có 38,3% học sinh sử dụng máy tính ở trường.
Hoặc, trường hợp của Hàn Quốc, thành tích Toán học đứng thứ 5 với 554 điểm nhưng tỷ lệ học sinh sử dụng máy tính ở trường chỉ có 41.9%. (Xem bảng 1,2)
Thứ hai, kết quả báo cáo chỉ ra rằng không có sự cải thiện đáng kể nào đối với thành tích học tập môn Toán, Khoa học, và Đọc hiểu đối với thành tích học tập của học sinh của những nước đầu tư mạnh về công nghệ thông tin.
Đối với một số nước được đầu tư mạnh về công nghệ thông tin thể hiện qua tỷ lệ số học sinh/máy tính như Australia (0,9 học sinh/ máy tính) , New Zealand (1.2 học sinh trên máy tính) Anh Quốc (1,4 học sinh/máy tính), Na Uy (1.7 học sinh/máy tính), Mỹ (1,8 học sinh/ máy tính).
Tuy nhiên, thành tích các môn học của học sinh các nước này chỉ dao động trong khoảng điểm trung bình của OECD. Trái lại, một số nước như Hàn Quốc (5.3 học sinh/ máy tính), Đài Loan – Trung Quốc (5.8 học sinh/máy tính), Việt Nam (8.6 học sinh/ máy tính) thì thành tích các môn học của các nước này xếp hạng cao trong top hoặc cao hơn điểm trung bình của OECD.
Trong số những trường hợp như vậy chỉ có duy nhất Singapore thành công trong việc sử dụng máy tính và công nghệ thông tin một cách vừa phải giúp cải thiện thành tích học tập của học sinh (tỷ lệ học sinh sử dụng máy tính là 69.9 %, thành tích toán học là 573 điểm, đứng thứ 3).
Có nên đầu tư mạnh công nghệ thông tin trong giáo dục?
Như vậy, từ kết quả của báo cáo trên, một câu hỏi được đặt ra là liệu có nên đầu tư mạnh công nghệ thông tin vào trong giáo dục?
Bảng 2: Top 20 nước/vùng kinh tế có tỷ lệ số họ sinh/máy tính cao |
Hiện nay, nhiều quốc gia, không riêng chỉ Việt Nam có nhiều chính sách để nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách tăng cường đầu tư hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin cho giáo dục như trang bị thêm máy tính để đảm bảo tỷ lệ số học sinh/ máy tính, lắp đặt Internet hoặc phủ sóng wifi toàn trường, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, phát triển e-learning, e-school…
Theo nhà phân tích công nghệ Gartner, chi tiêu toàn cầu hàng năm về công nghệ giáo dục trong các trường học đã lên tới 7,5 tỷ bảng Anh.
Riêng nước Anh đã dành 900 triệu bảng Anh đầu tư cho công nghệ trong các trường học (theo tin BBC).
Tuy thế, có rất nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ thông tin hiện nay đã làm học sinh phụ thuộc, làm sao lãng, mất sự tập trung trong học tập.
Ông Andreas Schleicher, Giám đốc phụ trách giáo dục và các kỹ năng của OECD cho rằng hãy để cho học sinh có được sự nắm bắt tốt về đọc hiểu và toán học là một cách hiệu quả hơn để rút ngắng khoảng cách so với việc truy cập vào các thiết bị công nghệ.
Ông cũng khuyến cáo lớp học công nghệ cũng có thể là một sự làm sao lãng dẫn đến việc học sinh chỉ cần copy – paste (căt-dán) những câu trả có sẵn trên mạng để làm bài tập về nhà (theo tin BBC).
Bảng 3: Top 10 nước/vùng kinh tế có tỷ lệ % số học sinh sử dụng máy tính ở trường thấp |
Trên thực tế, trong sự phát triển của xã hội, toàn cầu ngày nay không thể phủ nhận vai trò của công nghệ thông tin, đặc biệt những đóng góp của nó cho giáo dục. Dù như vậy, mỗi quốc gia cũng cần phải cân nhắc những tốt và mặt xấu của nó để có những chính sách phù hợp với hoàn cảnh thực tế của mình.
Đổi mới giáo dục hiện nay cũng có rất nhiều người hiểu là đổi mới phương phương pháp giảng dạy bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng các phần mềm dạy học, thiết kế bài giảng điện tử, biên soạn sách giáo khoa điện tử…
Những đổi mới này với mục đích giúp nâng cao chất lượng giáo dục, giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn, đạt kết quả cao hơn.
Nhưng tính hiệu quả của nó như thế nào thì cần được nghiên cứu nhiều hơn để đưa ra những chính sách phù hợp để công nghệ thông tin thực sự là công cụ đắc lực cho giáo dục nói chung và nâng cao thành tích học tập của học sinh nói riêng.
- Tăng Thị Thùy–Nghiên cứu sinh về Giáo dục so sánh và Quốc tế
*Bài viết trên dựa trên tài liệu tham khảo từ:
(1) http://www.oecd.org/edu/students-computers-and-learning-9789264239555-en.htm
(2) http://www.bbc.com/news/business-34174796?1442295168861=1