Ngày 24/6,ìmnhữngtinhtrùngsótlạigiúpnamgiớilàkq bong da ngoai hang anh moi nhat tại buổi tọa đàm về điều trị vô sinh hiếm muộntại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn, Hà Nội, nhiều cặp vợ chồng chia sẻ về khó khăn kinh tế trên hành trình được làm cha mẹ. Chị Nguyễn Thị H. (sinh năm 1987) và Đinh Quang T. (sinh năm 1985), quê ở xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bố của anh T. chịu hưởng chất độc da cam, 2 người anh của anh T. đã mất do bị di chứng của chất độc hóa học này. Hai vợ chồng anh T. bị khuyết tật vận động, đi lại khó khăn. Kết hôn được 2 năm nhưng đến nay, họ vẫn chưa có con. Anh T. và vợ không ngưng hy vọng tìm cơ hội có thêm con. Trường hợp của anh T. được bệnh viện xét duyệt gói hỗ trợ miễn phí làm thụ tinh trong ống nghiệm. Một gia đình khác sống ở tỉnh Thanh Hóa cũng được hỗ trợ. Hai vợ chồng cưới nhau 7 năm không có con. Xét nghiệm tinh dịch đồ của bệnh nhân này cho kết quả Azoospermia (không tìm thấy tinh trùng). Bệnh nhân bị tinh hoàn teo nhỏ và nội tiết tố suy giảm. Nguyên nhân được các bác sĩ xác định do mắc bệnh quai bị. Người chồng không có tinh trùng trong tinh dịch đã được hỗ trợ lấy tinh trùng bằng phương pháp tiên tiến nhất để làm thụ tinh trong ống nghiệm. Họ đã đón đứa con trai yêu chào đời sau 8 năm chờ đợi. Theo bác sĩ chuyên khoa I Phạm Văn Hưởng - Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, hiện nay, nhiều kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại ra đời như vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng - MicroTese, xét nghiệm di truyền tiền làm tổ, nội soi thăm dò buồng tử cung hay nuôi cấy và theo dõi phôi tự động nhờ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), lựa chọn chuyển phôi tối ưu… Nhờ đó, nhiều trường hợp hiếm muộn cuối cùng cũng có được quả ngọt. Trong đó, vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng - Micro Tese sẽ tăng cơ hội có con cho nam giới vô tinh, đặc biệt là những trường hợp vô tinh không do tắc nghẽn. Các bác sĩ phải “nâng niu” từng mẫu mô để tìm tinh trùng. Tại các mô tinh hoàn được lấy ra, bác sĩ xem xét mật độ tinh trùng di động, hình thái tinh trùng để biết rằng có thể thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm hay không. Kỹ thuật này thường được chỉ định cho các trường hợp nam giới không có tinh trùng trong tinh dịch với các nguyên nhân như: teo tinh hoàn do quai bị, các bất thường về gene, bất thường về nhiễm sắc thể (hội chứng Klinefelter), ẩn tinh hoàn, hội chứng sinh tinh nửa chừng. Bác sĩ Hướng cho biết, nhiều bệnh nhân áp dụng các kỹ thuật khác không hiệu quả nhưng khi thực hiện Micro Tese đã tìm thấy tinh trùng để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm thành công. Hiện nay, bảo hiểm y tế không thanh toán chi trả cho các trường hợp chữa hiếm muộn nên cơ hội sinh con với nhiều người vô cùng khó khăn. Vì vậy, bác sĩ Hưởng cho rằng hỗ trợ thêm cho bệnh nhân về kinh phí là cách thiết thực nhất để họ có cơ hội làm cha mẹ.