TS. Chu Thị Hoa,ệtNamcóthểápdụngSandboxnhưmôhìnhcủaSingapoređểthúcđẩystartupcôngnghệpháttriểtrực tiếp đá banh kèo nhà cái Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp đề xuất, Chính phủ có thể cho phép áp dụng cơ chế Sandbox theo mô hình của Singapore với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp thử nghiệm các công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới (Ảnh minh họa: NextTech Group) |
Trong chia sẻ tại hội thảo cấp quốc gia “Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam” mới đây, đề cập đến những kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm xây dựng một khung khổ pháp luật đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn cho các mô hình kinh doanh mới vốn là một đặc trưng của CMCN 4.0, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng, ở các lĩnh vực có tiềm năng rủi ro cao như tài chính, ngân hàng... cần xây dựng khung thể chế thí điểm (Regulatory Sandbox) để các doanh nghiệp hoạt động thử nghiệm, dần dần hoàn thiện công nghệ và đáp ứng các yêu cầu quản lý.
Có cùng quan điểm với lãnh đạo Bộ KH&ĐT, TS. Chu Thị Hoa, Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, thành viên nhóm chuyên gia công nghệ ONPUN Jsc cho biết, trước những hiện tượng mới của CMCN 4.0 mà có những khía cạnh chưa dễ hình dung hoặc chưa thể lường trước các diễn biến, tác động, việc áp dụng các cơ chế Sandbox là lựa chọn mà không ít quốc gia đã làm. Sandbox cho phép thử nghiệm trong môi trường thực tiễn, nhưng có phạm vi và thời gian xác định cùng với các biện pháp bảo vệ thích hợp để ngăn chặn bất kì hậu quả nào của sự thất bại mà không ảnh hưởng quá nhiều đến hệ thống tài chính quốc gia.
“Với kinh nghiệm và trình độ quản lý hiện nay ở Việt Nam, cơ chế Sandbox cũng có thể là một gợi ý đáng tham khảo. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ chê thử nghiệm này cho lĩnh vực nào, trong điều kiện nào thì chỉ có câu trả lời chính xác khi phân tích từng tình huống chính sách cụ thể”, bà Hoa cho hay.
Vị chuyên gia này phân tích, nếu hàng loạt câu hỏi về việc khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, đầu tư kinh doanh, quản lý tiền mã hóa/tiền ảo… vẫn còn bỏ ngỏ ở Việt Nam hiện nay thì đây chính là mảnh đất màu mỡ để “rủi ro” len lỏi khắp ngõ ngách trong cuộc sống. Khoảng trống của pháp luật đã tạo ra “đất” để một số loại tội phạm thực hiện các giao dịch phi pháp… qua các hình thức kinh doanh, gọi vốn, mua bán tiền mã hóa trá hình mà vụ đổ bể tiền iFan gây chấn động vừa qua là một ví dụ.
Hoặc một hiện tượng khác là doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, do đội ngũ người Việt sáng lập ra nhưng lại đăng ký kinh doanh tại Singapore đang là thực tế của nhiều startup hiện nay. Thực tế, với nhiều chính sách ưu đãi như thủ tục mở công ty đơn giản, miễn giảm thuế trong các năm đầu tiên, hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài mở công ty ở sở tại, hệ sinh thái khởi nghiệp linh động với cơ chế cho phép áp dụng Sandbox, cơ hội gọi vốn và vươn ra thế giới dễ dàng hơn… Singapore đang trở thành điểm dừng chân của các startup ngoại, trong đó có Việt Nam.
“Trong khi chờ các văn bản chính thức được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung ở tầm Luật thì Việt Nam có thể xem xét xây dựng khung pháp lý theo cơ chế Sandbox”, bà Hoa đề xuất.