Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam Tạ Văn Hạ.
Ngày 24-10,ĐạibiểuQuốchộiQuyđịnhrõvịtrípháplýcủaHộiđồngYkhoaQuốnhan dinh cadiz trao đổi bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu cho rằng dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã tiếp thu nhiều ý kiến từ kỳ họp trước, tuy nhiên vẫn cần quan tâm, nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa một số vấn đề.
Nhiều đại biểu quan tâm đề nghị cần quy định chi tiết về vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng Y khoa Quốc gia được nêu trong dự thảo luật.
Theo đại biểu Nguyễn Văn Mạnh (Vĩnh Phúc), tại khoản 1 điều 24 của dự thảo luật quy định Hội đồng Y khoa Quốc gia là tổ chức độc lập, có con dấu riêng, trụ sở riêng. Tuy nhiên, các đại biểu vẫn băn khoăn khi thành lập Hội đồng này thì đầu mối quản lý là Bộ Y tế hay Chính phủ như các bộ, ngành và tương đương hay không. Cơ quan nào chịu trách nhiệm giúp Chính phủ quản lý nhà nước đối với Hội đồng Y khoa Quốc gia.
Đại biểu nhấn mạnh: "Trong giai đoạn thí điểm theo Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Trung ương, tôi đề xuất Hội đồng Y khoa Quốc gia nên giao Bộ Y tế thành lập để phù hợp công tác quản lý nhà nước và chuyên môn Bộ Y tế. Biên chế do Bộ Y tế sử dụng từ các chuyên gia bác sỹ giỏi hiện có của ngành, đồng thời không phát sinh đầu mối và biên chế."
Góp ý về dự thảo luật, đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ nhấn mạnh việc thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia còn nhiều ý kiến khác nhau, như nên thuộc Bộ Y tế hay đơn vị độc lập. Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) chưa nêu rõ nhu cầu cấp thiết khi thành lập hội đồng, mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động, chức năng nhiệm vụ hiện nay…
Dự thảo mới chỉ đang quy định Hội đồng Y khoa mang chức năng xây dựng và trình Bộ Y tế ban hành các quy định, tiêu chuẩn, kiểm tra đánh giá để cấp phép liên quan các vấn đề trong ngành y tế.
Trong khi đó, đây là hội đồng đánh giá tiêu chuẩn hành nghề, đánh giá những tiêu chuẩn trong ngành y dược. Đại biểu Tạ Văn Hạ lo ngại, nếu luật không quy định cụ thể, sẽ có nguy cơ nảy sinh vấn đề xin cho, gian lận và nhiều giấy phép con ra đời trong đánh giá, kiểm tra y bác sỹ, cơ sở y tế.
Do đó, theo đại biểu, luật cần quy định rõ bộ máy tổ chức trực thuộc đơn vị nào để không làm phình nhân sự, đảm bảo tinh gọn bộ máy và biên chế. Những điều trên cần được xem xét kỹ lương trong luật, đặc biệt là hiệu quả làm việc của hội đồng.
Giá dịch vụ khám chữa bệnh là vấn đề đặc biệt quan trọng
Trao đổi hành lang Quốc hội về dự thảo luật này, đại biểu Trần Văn Khải (Hà Nam) cho rằng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải được Nhà nước thống nhất quản lý tại Luật giá (sửa đổi).
Theo đại biểu, vấn đề giá dịch vụ khám, chữa bệnh là vấn đề đặc biệt quan trọng liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Mặt khác, giá khám bệnh, chữa bệnh có tác động trực tiếp đến Quỹ Bảo hiểm y tế, ngân sách Nhà nước cũng như khả năng chi trả của mỗi người dân chúng ta.
Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại Điều 108 đã quy định về chi phí khám, chữa bệnh; các căn cứ để tính giá khám, chữa bệnh và được thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý về giá thông qua Luật Giá (sửa đổi).
Do đó, đại biểu đề nghị Bộ Y tế cần phải phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, đánh giá một cách kỹ lưỡng những quy định liên quan đến giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong dự thảo Luật Giá (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 này.
Đại biểu Trần Văn Khải nhấn mạnh vấn đề giá dịch vụ khám, chữa bệnh phải được giải quyết thấu đáo, hiệu quả để tháo gỡ được nhiều khó khăn, đặc biệt là đảm bảo nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý về giá, có khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu, mở ra cơ hội tự chủ cho các cơ sở y tế, xã hội hóa ngành y tế.
Bên cạnh đó, đại biểu Trần Văn Khải lưu ý về vấn đề quản lý giá thuốc, hiện tại Nhà nước chưa có quy định giá bán ra tại các cơ sở bán thuốc chữa bệnh, chỉ mới khống chế giá bán ra tại các cơ sở bán thuốc của bệnh viện./.
Theo TTXVN