Tại Lễ công bố quyết định và giao nhiệm vụ đào tạo các chương trình chất lượng cao sáng ngày 2/5,ườngĐHKhoahọcXãhộivàNhânvănmởchươngtrìnhđàotạomớhạng 2 anh hôm nay PGS.TS Hoàng Anh Tuấn, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, trong 3 năm qua, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có số lượng đăng ký xét tuyển vào trường rất đông, khoảng 40.000 lượt đăng ký. Nhu cầu của người học với một số ngành rất lớn, đặc biệt như Báo chí hay Khoa học Quản lý, tỉ lệ chọi có thể lên tới 1/30. Trong khi đó, nếu nhà trường đào tạo theo chương trình của nhà nước sẽ chỉ đáp ứng khoảng 80 – 110 chỉ tiêu. Vì vậy, 3 chương trình đào tạo chất lượng cao mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu học tập chính đáng của người học và nhu cầu nhân lực chất lượng cao của xã hội. PGS.TS Hoàng Anh Tuấn, Phó hiệu trưởng nhà trường trao quyết quyết định đào tạo các chương trình chất lượng cao Những chương trình này sẽ được đầu tư để đảm bảo sinh viên được học tập trong điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất. Ngoài ra, bên cạnh tính lý thuyết, các chương trình cũng sẽ chú trọng hơn đến tính thực tiễn. Đối với chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Khoa học Quản lý sẽ thí điểm phương pháp giảng dạy “song giảng” giữa giảng viên giảng dạy lý thuyết và chuyên gia về thực tiễn quản lý với tỉ lệ 50-50. Còn đối với ngành Quản lý thông tin, lần đầu tiên sinh viên sẽ được tham gia vào những “Học kỳ doanh nghiệp”. Sinh viên sẽ được đi thực tế, thực tập mở rộng ở trong và ngoài nước ngay từ năm nhất. Nhà trường cũng cam kết đối với các ngành chất lượng cao, sinh viên sẽ có khoảng 20-30% chuyên đề học phần giảng dạy bằng ngoại ngữ. TS Nguyễn Sơn Minh, Phó Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí Truyền thông cho biết, với chỉ tiêu khoảng 30 sinh viên, quy mô này sẽ giúp việc đào tạo dễ dàng và tiếp cận tới từng sinh viên sâu sát hơn. “Chương trình đào tạo Báo chí chất lượng cao sẽ xây dựng trên cơ sở tiệm cận với các chương trình đào tạo quốc tế, tập trung vào các điểm mạnh là giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp đạt được khả năng tác nghiệp đa loại hình báo chí; bước đầu trang bị kỹ năng về quản trị truyền thông và khả năng đối phó với khủng hoảng truyền thông;…” Về mức học phí của các chương trình này, ông Tuấn cho biết, sẽ dao động từ 30-35 triệu/năm. Là năm đầu tiên tuyển sinh, nhà trường chỉ tuyển mỗi chương trình 1 lớp với 30 chỉ tiêu. Phương thức xét tuyển vào các ngành chất lượng cao sẽ tương tự như các ngành học truyền thống của nhà trường. Thúy Nga Có mở được ngành Trịnh Công Sơn học trong trường ĐH?- Ông Nguyễn Cao Trí, Phó chủ tịch HĐQT Trường ĐH Văn Lang, khẳng định sẽ nghiên cứu để mở ngành nghiên cứu về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn |