Công nghệ tiến bộ ở Hàn Quốc lại đang trở thành con dao hai lưỡi khiến phụ nữ trẻ nước này rơi vào tầm ngắm của các loại tội phạm tình dục.
TheộiphạmmạngsănlùngphụnữtrẻHànQuốbảng xếp hạng giải vô địch quốc gia phần lano các nghiên cứu mới đây, Hàn Quốc đang trở thành trung tâm toàn cầu cho việc quay và phát tán hình ảnh và video nhạy cảm.
Công nghệ số bao gồm livestream hình ảnh chất lượng HD và các phòng chat mã hóa đã đem đến một phương thức mới trong việc phát tán các hình ảnh nhạy cảm của phụ nữ Hàn.
“Thật không may khi Hàn Quốc đã đi trước thế giới về sự phổ biến, đa dạng và mức độ nghiêm trọng của tội phạm qua mạng về tình dục”, bà Heather Barr, giám đốc bộ phận theo dõi quyền phụ nữ ở Tổ chức theo dõi nhân quyền cho biết.
Hàn Quốc hiện có tỷ lệ người trưởng thành dùng smartphone cao nhất thế giới và cũng nằm trong số các nước có tốc độ Internet nhanh nhất thế giới, với 99,5% hộ gia đình có mạng Internet tốc độ cao. Đây cũng là nước đầu tiên triển khai dịch vụ mạng 5G thế hệ mới.
Báo cáo của Tổ chức theo dõi nhân quyền dựa trên phỏng vấn các nạn nhân cho thấy, hình ảnh nhạy cảm thường được phát tán bởi cả người lạ và người quen của nạn nhân.
Cô Lee Ye-rin phát hiện chiếc đồng hồ được đồng nghiệp tặng đã quay phát cảnh giường ngủ của mình trong nhiều tuần.
Một năm sau khi vụ việc được phát hiện, cô cho biết vẫn phải dùng thuốc an thần để chống lại sự trầm cảm và lo lắng.
Tấm biển nhắc nhở phụ nữ Hàn Quốc cách phòng ngừa tội phạm tình dục. |
Một nạn nhân khác là cô Kang Yu-jin cũng đã buộc phải nghỉ làm và chuyển chỗ ở sau khi đồng nghiệp cũ phát tán ảnh riêng tư của cô, cùng các chi tiết có thể nhận dạng bao gồm địa chỉ nhà ở và văn phòng làm việc.
“Có những kẻ liên lạc với tôi ở nhà thờ nơi bố mẹ tôi đang làm lễ, có kẻ còn gửi tin nhắn muốn qua đêm với tôi. Còn có những kẻ đến tận nhà và nơi làm việc để quấy rối”, cô cho biết.
Nghiên cứu cho thấy ngoài việc bị kỳ thị và quấy rối, các nạn nhân cũng có xu hướng tự tử. Oh Soo-jin, một nạn nhân khác đã tìm đến cái chết nhưng được cứu kịp thời.
Dù tội phạm mạng không phải câu chuyện của riêng Hàn Quốc, báo cáo của Tổ chức theo dõi nhân quyền cho thấy, xứ sở kim chi thiếu các biện pháp cần thiết để bảo vệ nạn nhân và trừng phạt thích đáng tội phạm.
Năm ngoái, một sự kiện gây chấn động Hàn Quốc là phòng chat bí mật đã bị phanh phui. Sự kiện được gọi là ‘Phòng chat thứ n’, với bản án 40 năm tù dành cho kẻ cầm đầu. Nhưng nó không thể xóa đi được hàng nghìn bức ảnh của các cô gái trẻ Hàn Quốc, trong đó có trẻ em, được lan truyền trong nhóm có hơn 260.000 thành viên trên Telegram.
Theo Viện nhân quyền phụ nữ của Hàn Quốc, số lượng vụ án liên quan đến quay phát hình ảnh và video nhạy cảm của phụ nữ đạt gần 7.000 trong năm qua, tăng 70% so với năm 2019.
Trong số này, chỉ có một vài vụ được phanh phui như vụ phòng chat tình dục của Seungri (cựu thành viên nhóm Big Bang). Các công tố viên đã xử lý 44% vụ tội phạm tình dục trên mạng trong năm 2019, trong đó gần 80% bị kết tội mà không phải nhận án treo, bị phạt hoặc cả hai loại trong năm 2020, Tổ chức theo dõi nhân quyền cho biết.
Seungri (giữa) bị trói và còng tay trong phiên xét xử với 9 cáo buộc, sau đó bị truy tố không giam giữ. |
Năm ngoái, một tòa án ở Hàn Quốc đã bác bỏ yêu cầu dẫn độ từ phía Hoa Kỳ trong vụ án một người đàn ông bị kết tội điều hành website khiêu dâm trẻ em lớn nhất thế giới. Người này chỉ bị phạt 18 tháng tù giam do vi phạm đạo luật bảo vệ trẻ em Hàn Quốc.
Một nữ trung sĩ không quân đã tự tử vào tháng trước, sau khi bị người đồng cấp quấy rối tình dục và lực lượng không quân cố gắng che đậy sự việc. Cái chết của cô khiến dư luận phẫn nộ, buộc tư lệnh không quân Lee Seong-yong phải từ chức hồi đầu tháng này.
Hàn Quốc hiện đang đứng thứ 102 trên 156 quốc gia trong báo cáo thu hẹp khoảng cách giới ở Diễn đàn kinh tế thế giới 2021, với mức độ chênh lệch giới lớn nhất trong nhóm các nước phát triển.
Cũng theo Tổ chức theo dõi nhân quyền, phụ nữ Hàn hiện làm công việc không được trả lương nhiều gấp bốn lần đàn ông và thu nhập ít hơn 32,5%.
*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi
Phương Nguyễn(theo FT.com)
Một tên tội phạm lừa đảo thường xuyên khoe những hình ảnh về cuộc sống “sang chảnh” của mình trên mạng xã hội, cảnh sát đã sử dụng những hình ảnh này như bằng chứng cho hành vi phạm tội của y.