Khác với khẳng định của Amy Chua,Đầutưméochonềngiáodụccủanhữngconsốlịch đâ c1 tác giả “Chiến ca Mẹ Hổ”, phương pháp của bà đâu chỉ đẻ ra toàn những đứa con thành đạt.
Nữ tài tử Amy Chua |
‘Ngồi trên cổ’ phụ huynh
Theo The Epoch Times, giáo sư Lu Zhehua của Đại học Bắc Kinh cho rằng gần đây hiện tượng ăn bám phụ huynhở đô thị trở thành phổ biến. Một trong những nguyên nhân sâu xa là cấu trúc 1:2:4 làm trẻ em được nuông chiều quá mức, quen “ăn sẵn”.
Tờ“Tin tức Thượng Hải buổi chiều”đăng báo cáo của nhà xã hội học có tiếng Jing Tiankui, nói mạnh hơn: “Trong hơn 65% gia đình ở Trung Quốc, trẻ con ngồi trên cổ bổ mẹ. Khoảng 30% người trẻ tuổi sống nhờ vào cha mẹ… Trong xã hội Trung Quốc, tệ ăn bám phát triển với tốc độ nhanh đến mức làm thay đổi nề nếp gia đình và trở thành vấn đề xã hội".
Những ngưởi trẻ tuổi “ăn bám” không hẳn chỉ là không tìm được việc làm, có cả những vị tìm cách chối bỏ khả năng có công ăn việc làm. Họ sống đời “giá áo túi cơm”, từ cơm ăn áo mặc, tiền nhà, chi phí đi lại, đến các các nhu cầu khác đều ngửa tay nhận từ hầu bao của song thân.
Họ thường là các chàng, nàng ở độ tuổi 23 -30, có thể tự lập, nhưng chọn cách dựa dẫm hoàn toàn vào bố mẹ. Cũng có những người “ăn bám” có mức độ theo nghĩa xây dựng gia đình, nhưng bố mẹ vẫn phải bao cấp rất nhiều, như một kiểu “địa y”.
Tin này thoạt đầu đã làm sửng sốt những ai từng nghe “Chiến ca Mẹ Hổ”.
Các thể loại
Một dạng hổ con khác |
Thành đạt trong thế hệ đầu Tiểu đế vương(Little Emperors) hẳn vẫn là các “công chúa hoàng tử” (princelings – lớp “con VIP lại làm VIP”) – hậu duệ của các đại tư bản mới, các quan chức - những ai hưởng đặc lợi từ cuộc cải cách kinh tế long trời lở đất ở xứ Vạn lý trường thành.
Trong số những ai không thành đạt (hoặc không muốn thành đạt) gồm cả những “địa y”. Và thế hệ “Hoa tuyết đài các”, nay mới ở lứa tuổi teen chắc sẽ là một trong những nguồn bổ sung cho lớp "địa y".
Những “Hoa tuyết đài các”, “Địa y”… của xã hội tiêu thụ hiện đại lại dấy lên các quan ngại về công nghệ giáo dục kiểu Trung Quốc trên các diễn đàn ngoài Hoa lục.
Ở mục Quan sát Trung quốc (China Watch)trên tờ The Punch, tác giả Lucy Kippist nêu hai quy tắc giáo dưỡng trẻ em “made in China”. Cách tạo ra những “Hoa tuyết đài các”, mới nổi (theo Lucy Kippist là những cậu ấm cô chiêu luôn phải có người kèm cặp, trông nom, luôn bối rối nêu được yêu cầu làm những việc dù vặt vãnh). Thứ hai, được biết đến ở phương Tây nhiều hơn, là dạy con theo “công nghệ mẹ Hổ”. Các bậc “cha mẹ Hổ” thường quá khắt khe, thường hung đồ, và đòi hỏi phải chấp hành họ mọi lúc, mọi nơi. Diễn đàn China Watchcho rằng kiểu đầu tư "méo" (crippling investment – què quặt, thiếu hệ thống) này sẽ còn đẻ ra cho nguồn nhân lực Đại lục những “quái thai”, như sự trả giá đầy nghịch lý.
Diễn đàn Nga bình sách “Chiến ca Mẹ Hổ” cho hay toàn hệ thống giáo dục (ở nhà, xã hội, ở trường) của Trung Quốc tập trung vào đạt thành tích cao nhất.
Đó là đường đua đạt kỷ lục, nơi các “huấn luyện viên” có thể ngầm dùng cả “doping”, và các “vận động viên” dù thành đạt hay thất bại, đều có thể bị tàn phế ít nhất về phần hồn.
Đó là một nền giáo dục chạy theo những con số, không vì con người. Người Nga cho rằng Trung quốc hiện vẫn khăng khăng đào tạo “hổ con” cho các trường đại học phương Tây.
“Yêu cho roi” và “câm như hến”
Bà Amy Chua (tác giả “Chiến ca Mẹ Hổ”) thì vẫn khẳng định rằng phương pháp của mình là “bách chiến bách thắng”, hiện được nhiều gia đình nhập cư gốc Á. Phi, Mỹ la tinh ở Hoa Kỳ noi theo.
Amy Chua tiết lộ “chiến lược giáo dục Trung Quốc” (trường phái của bà) dựa trên nền tảng đạo hiếu (đạo làm con) của Khổng giáo, và đây là cách tốt nhất để đảm bảo tương lai cho con em.
Để con thành đạt, nhất là để bám rễ vào xã hội phương Tây, ở nhà cha mẹ và con vào trận đánh nơi cha mẹ luôn thắng, còn trường sở là “chiến trường” nơi con mẹ Hổ phải thắng bằng mọi giá.
Cách dạy “mẹ Hổ” (cha mẹ độc đoán) là mang tính “cổ truyền”. Từ trước sách của Amy Chua chào đời, đã đậm nétt đặc thù giáo dục made in China trong các du học sinh từ Trung quốc. Họ nổi tiếng ở các trường học Âu – Mỹ là cần cù và kiên nhẫn (dùi mài kinh sử), đến mức các học sinh Tây bản địa “trông như những kẻ thiếu ý chí, biếng học”.
Nhưng các sách như“Sự thống trị của ngu muội” (Тирания глупости, của Iu. Mukhin) chỉ ra hiện tượng kỳ lạ nhưng đặc trưng cho các du học sinh Trung Quốc. Nếu thày giáo nêu một câu hỏi trong sách, thì các sinh viên không do dự, trả lời vanh vách, đúng từng chữ theo đáp án in sẵn. Nhưng nếu thày vẫn hỏi ý đó, nhưng từ ngữ thay đổi đi, thì tất cả “hổ con” đều “câm như cá” (ngạn ngữ Nga).
“Mẹ Hổ” sinh “địa y”
Phương pháp của bà Chua đã tạo được những người thành đạt sớm, không “ăn bám” cha mẹ, nhưng ngược lại, còn tạo ra cả những kẻ suốt đời ăn theo ‘quyết định” của cha mẹ, vì “chiến pháp mẹ Hổ” không tạo khả năng chọn lựa giải pháp cho con.
Đứa con khi lớn lên hoặc trở thành “hổ phụ, hổ mẫu” (Amy Chua cho hay cũng từng thành đạt nhờ “bà ngoại Hổ”), hoặc sẽ luôn đợi cha mẹ (từng giáo dục mình theo phương pháp cưỡng bách) tiếp tục bao cấp về quyết định và giải pháp cho cuộc đời mình, trong các mô hình “Hoa tuyết”, “Địa y”.
Khi cha mẹ hướng nghiệp cho con theo kiểu áp đặt, nhưng bất thành, thì bấm bụng nuôi con “ăn bám”. Nhưng nhờ “thị trường phẩm hàm” hay quy hoạch “con vua lại làm vua”, thì hổ con dù “ăn bám” vẫn lọt vào biên chế.
Cách dạy Mẹ Hổ khó trực tiếp sinh ra những “bông tuyết” được nuông chiều thái quá, nhưng “địa y” là một dạng “hổ con phế phẩm. Xưa nay độc đoán, duy ý chí (quan liêu, mệnh lệnh), thành tích chủ nghĩa… vẫn đẻ ra cả những ỷ lại, “ăn theo” cơ chế bao cấp.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)