Mới đây,ôngcócửathànhcôngtạiTrungQuốu19 chau au Thời báo New York đưa tin Facebook đang phát triển hệ thống có thể kiểm duyệt thông tin nhằm thỏa hiệp với chính phủ Trung Quốc. Kể từ khi IPO năm 2012, việc tìm ra con đường tiến vào thị trường đông dân nhất thế giới này vẫn là câu hỏi hóc búa đối với công ty của Mark Zuckerberg.
Tuy nhiên, ngay cả khi Zuckerberg đánh đổi bị kiểm duyệt lấy việc kinh doanh tại đây, Facebook còn phải đối mặt với thách thức lớn để có chỗ đứng trong hệ sinh thái mạng xã hội vốn đã rất phát triển.
Nếu gắn bó với bản sắc vốn có, họ không thể thành công vì thực tế chứng minh phong cách thất bại tại Trung Quốc. Hãy nhìn vào Renren, công ty được gán mác “Facebook của Trung Quốc”. Nhờ kỳ vọng ban đầu, Renren thu hút đầu tư từ Softbank và trước khi IPO tại Mỹ tháng 4/2011, công ty tuyên bố có 160 triệu người dùng. Giá cổ phiếu Renren giảm thê thảm từ 18,01 USD trong ngày đầu lên sàn xuống 1,81 USD hôm nay.
Hiện tại, dịch vụ của Renren gần như không có ai sử dụng và gây chú ý hơn ở các thương vụ đầu tư vào dịch vụ chuyển phát hay cho vay thế chấp. Mảng đầu tư và nền tảng video được tách khỏi công ty để có chỗ thở, nhất là khi dịch vụ nòng cốt và mạng xã hội “truyền thống” đi xuống.
Renren và các đối thủ nhỏ hơn như Kaixin trở nên héo úa vì đã lỡ mất làn sóng di động, không như WeChat. Ngày nay, ứng dụng chat WeChat chính là vua. Có trong tay 846 triệu người dùng, phần lớn đến từ Trung Quốc, WeChat là thành phần quan trọng trong chiến lược tiền tệ hóa di động của Tencent. Hơn hết, nó lại đang hoạt động trong không gian mà Facebook hướng tới nếu có mặt tại đây.
Các phần mềm nhắn tin “gặm” mất miếng bánh lớn của mạng xã hội, tới mức nếu đến Trung Quốc, bạn thường xuyên nhìn thấy mọi người ra vào nhóm chat công khai hay dí sát điện thoại vào mặt để sử dụng tính năng liên lạc bằng giọng nói “walkie talkie”.