Mọi năm,ỡhẹnvớiconmùaTrungthuvàchuyệnýnghĩaphíti le ma cao tôi hay dành một tuần giữa tháng 8 âm lịch về thăm nhà. Trùng hợp, vào thời gian ấy có tết Trung thu và cả sinh nhật con trai.
Một công đôi ba chuyện, tôi vừa về vui Trung thu với con, tổ chức một hoạt động thiện nguyện nhỏ hướng tới mấy bạn nhỏ ở thôn mình, để con hòa mình trong không khí sẻ chia ấm áp. Sau đó là cùng con mừng sinh nhật.
Vì kết hợp khá nhiều việc vui như vậy nên những chuyến về nhà này tôi luôn háo hức chờ mong. Thực sự, suốt 6 năm vào vai “gà trống nuôi con”, nhìn con trưởng thành vào mỗi dịp tháng 9, bước chuyển sang tuổi mới, nghe con bập bẹ hát “Happy birthday…”, tôi không khỏi xúc động.
Nhiều người bảo, lứa tuổi 1 đến 6 là tối quan trọng trong việc phát triển cả thể chất và tâm hồn của một con người. Do vậy, tôi dành nhiều thời gian tìm hiểu, chia sẻ lại cách nuôi dạy, bảo ban con theo cách tích cực nhất cho người chăm sóc trực tiếp - bà nội của con.
Câu chuyện hai bà cháu thủ thỉ, sẻ chia chuyện vui mỗi ngày được tôi khuyến khích. Từ nhỏ, khi con đi chơi, tôi đã luôn hỏi về niềm vui con nhận về, khuyến khích con cảm ơn và chia sẻ lại một phần món quà mình nhận với người thân gần cũng là bài học mỗi ngày.
Có lẽ vì thế, cậu con trai tôi khá tình cảm trong khi trò chuyện, biết quan tâm tới người khác. Ánh mắt lo lắng khi tôi hoặc bà nội mệt, hành động pha một ly nước, xới một chén cơm và “mời ba”, “nội ăn đi nội” chính là món quà tôi nhận được từ con.
Con cái trưởng thành với sự khỏe mạnh, bình an, hạnh phúc, tử tế chính là một cách “trả ơn” công lao sinh dưỡng của bố mẹ.
Một vị thầy nói với tôi như thế và bảo, “con thử quán niệm, có những đứa trẻ đã đến và ‘hành’ bố mẹ khổ sở trăm bề, thậm chí tán gia bại sản, suy kiệt tinh thần, mất hết sự nghiệp… để từ đó nhớ biết ơn con mình lành mạnh cả thể chất lẫn tâm hồn”.
Sự quán chiếu ấy thật sâu sắc. Vì thực ra, con cái đến gắn với ta cả đời, là mối quan hệ mặc nhiên phải thương lo, cần được thương lo cho đến cuối đời trong khả năng cao nhất có thể.
Tất nhiên, trong cuộc đời, cũng có những mối quan hệ giữa cha mẹ, con cái tồn tại cả những mâu thuẫn, trái tính khó dung hòa, và đôi khi là một sự chịu đựng. Vị thầy lại nhắc về những sự thật mà để hóa giải, mỗi người trong cuộc phải hiểu, thương gấp nhiều lần bình thường, để chịu đựng mà không oán trách, vì oán trách sẽ khổ đau và chỉ là cách ta tự giam mình.
Tôi luôn thầm biết ơn các gạch nối của mình vẫn còn nhẹ nhàng với nhau hoặc nếu có “ách tắc” cũng sớm được hóa giải. Tôi nghĩ về những người thân nhất của mình, trong đó có con trai, cậu bé bước vào tuổi lên 6 bắt đầu có những tư duy độc lập, phản biện lại và biết thương, thích và không thích một cách rõ ràng hơn, để tiếp tục học làm ba, thực hành để trở thành bạn của con.
“Trung thu ni ba về không ba?”, cậu bé hỏi qua cuộc gọi video cuối tuần. Tôi bảo “năm nay cho ba vắng mặt nha”. Rồi tôi giải thích, nói cho con nghe về bão, lũ, về những bạn nhỏ thiệt thòi hơn.
Ta không gặp nhau không phải vì đường xa mà khoản tiền thay vì mua vé về đó, sẽ được gửi đi vài nơi, sẻ chia với đồng bào gặp thiên tai. “Rứa hả ba?”, con hỏi.
Tôi không biết con có hiểu về những sẻ chia tinh thần, vật chất dù nhỏ nhưng chân thành sẽ giúp người ta được an ủi không. Tuy nhiên, tôi cứ làm một cách kiên trì theo phương châm “ít thôi nhưng đều đặn”.
Mai mốt, có thể đến Trung thu năm sau, năm sau nữa… khi con lớn và hiểu chuyện hơn, tôi sẽ nói nhiều hơn với con. Tất nhiên, những bài học cũng cần “ít thôi nhưng đều đặn”. Ông bà mình bảo, mưa dầm thấm lâu nhưng sâu. Cái con người cần là tưới tẩm những hạt mầm thiện lương mỗi ngày bằng chính sự tử tế của những người lớn uy tín bên cạnh.
Đó có thể là thầy cô, là ông bà hay bố mẹ. Nói và làm đi đôi có lẽ là bài học giá trị không chỉ trong chuyện đưa một bức hình “chuyển khoản thành công” trong mùa “lửa bỏng” này…
Con dâu mua bánh trung thu biếu mẹ ruột, mẹ chồng gọi con trai về nhà họp gấpMua bánh trung thu 104.000 đồng biếu mẹ ruột, tôi bị mẹ chồng mắng té tát. Bà còn gọi con trai về họp gia đình.(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)