您的当前位置:首页 >Cúp C1 >Xã thương mại điện tử, làng thông minh ở Đồng Tháp_bảng xh premier league 正文

Xã thương mại điện tử, làng thông minh ở Đồng Tháp_bảng xh premier league

时间:2025-01-26 00:28:56 来源:网络整理编辑:Cúp C1

核心提示

Tin thể thao 24H Xã thương mại điện tử, làng thông minh ở Đồng Tháp_bảng xh premier league

Xác định chuyển đổi số là động lực quan trọng để tăng trưởng và phát triển bền vững,ãthươngmạiđiệntửlàngthôngminhởĐồngThábảng xh premier league năm 2021 UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Đề án chuyển đổi số, dựa trên 3 trụ cột: chính quyền số đóng vai trò dẫn dắt, kinh tế số là khâu đột phá, xã hội số là trọng tâm.

Hai năm gần đây, trong khẩu hiệu hành động của tỉnh đều nhấn mạnh đến vai trò của chuyển đổi số. Tỉnh cũng chọn ngày 10/10 hàng năm là ngày chuyển đổi số, cho thấy sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị tỉnh Đồng Tháp. Từ đó, tỉnh đã có những tín hiệu tích cực chuyển đổi số. 

Đơn cử, chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (ICT Index) đứng thứ 7/63 (tăng 9 bậc so với năm trước), chỉ số chuyển đổi số (DTI) xếp hạng 39/63 (tăng 10 hạng so với năm trước). Kết quả chuyển đổi số góp phần quan trọng trong việc duy trì các chỉ số: PCI, PAR, PAPI của tỉnh...

Về xây dựng chính quyền số, hệ thống quản lý văn bản và điều hành thông suốt từ trung ương đến cấp xã, tỷ lệ trao đổi văn bản điện tử trên 95%, sử dụng khoảng 900.000 văn bản điện tử mỗi năm, tiết kiệm hàng chục tỷ đồng chi phí in ấn phát hành.

Trong phát triển kinh tế số, có hơn 438 sản phẩm của 102 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã chào bán trên các sàn thương mại điện tử lớn. Tại khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, làng hoa Sa Đéc, khu văn hóa Phương Nam và nhà cổ Huỳnh Thủy Lê được ứng dụng công nghệ thực tế ảo để quảng bá.

Toàn tỉnh có 22 hội quán và 33 hợp tác xã ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và mua bán qua mạng.

Quá trình phát triển xã hội số cũng có những chuyển biến tích cực khi có trên 83% hộ gia đình tiếp cận Internet, 90% hộ có điện thoại thông minh, 684 tổ chuyển đổi số cộng đồng. Qua đó, người dân có thể nộp hồ sơ trực tuyến, thanh toán các loại phí, cài đặt định danh điện tử VNeID...

Đáng chú ý, Trung tâm điều hành thông minh của tỉnh Đồng Tháp (IOC) vận hành từ giữa năm 2022 với những công nghệ tiên tiến như IoT (camera và các thiết bị quan trắc); AI, Big Data (áp dụng cho các hệ thống giám sát giao thông, sâu rầy, khai thác cát, giám sát thông tin trên mạng Internet, trợ lý ảo giải quyết thủ tục hành chính); công nghệ thực tế ảo (hệ thống du lịch thông minh)...

Ngành nông nghiệp của tỉnh đã cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng thử nghiệm Nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp - được Bộ NN&PTNT đánh giá cao, đang xem xét nhân rộng cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhấn mạnh về thành tựu tiêu biểu trong chuyển đổi số, ông Phạm Thiện Nghĩa - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, giới thiệu về mô hình “Làng thông minh” tại xã Tân Thuận Tây (TP. Cao Lãnh).

Mô hình “Làng thông minh” này được phát triển từ Hội quán Tâm Quê. Theo đó, sẽ có thống lưu trữ, phân tích dữ liệu trung tâm cho làng thông minh; cổng thông tin điện tử cho hội quán; mô hình hệ thống quan trắc môi trường; mô hình hệ thống tưới tự động; mô hình hệ thống camera giám sát an ninh; mô hình hệ thống chiếu sáng công cộng thông minh; mô hình hệ thống giám sát điện, nước thông minh; hệ thống sổ tay canh tác điện tử…

Đến nay đã xây dựng xong bộ tiêu chí và cấu trúc mô hình “Làng thông minh” phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới và điều kiện kinh tế - xã hội trong nước. 

dong thap 5.png
Mô hình Làng thông minh xã Tân Thuận Tây. Ảnh: Bạch Hân

Ông Nghĩa cho biết, tỉnh đang nhân rộng thêm “Làng thông minh” cho các xã Mỹ Đông, Đốc Binh Kiều (huyện Tháp Mười), Định Yên (huyện Lấp Vò), Bình Thạnh, Mỹ Xương (huyện Cao Lãnh), Tân Nhuận Đông (huyện Châu Thành)...

Ngoài ra, tỉnh Đồng Tháp còn có mô hình thí điểm “Xã thương mại điện tử Mỹ Xương”. Theo đó, các nông sản là đặc sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của địa phương được quảng bá giới thiệu và kinh doanh trên môi trường trực tuyến này.

Điểm đáng chú ý, “Xã thương mại điện tử Mỹ Xương” thực hiện việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ chủ lực của xã thông qua các hình thức bán hàng trực tiếp, bán hàng gián tiếp và có ứng dụng công nghệ số trong thanh toán qua các giao dịch thương mại điện tử.

Thời gian tới, Đồng Tháp tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, ưu tiên phổ biến các mô hình hay, cách làm mới trong chuyển đổi số. Trong đó, phân tích rõ những mặt đã làm được có thể nhân rộng, những mặt cần rút kinh nghiệm để các tổ chức, cá nhân tham chiếu, áp dụng.

“Tỉnh Đồng Tháp quyết tâm xây dựng chính quyền hiện đại, lấy người dân làm mục tiêu phục vụ, hướng đến sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp”, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh.

Bạch Hân