搜索

Đang lái xe, bị gây chuyện, cà khịa trên đường phải ứng biến ra sao?_bdkq y

发表于 2025-01-26 04:22:32 来源:Betway

Mới đây,Đangláixebịgâychuyệncàkhịatrênđườngphảiứngbiếbdkq y vụ xô xát xảy ra giữa hai nam thanh niên đi xe Honda SH và hai người ngồi trên ô tô tại tuyến đường Vành đai 2 trên cao (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Video vụ 2 đối tượng đi xe máy trên đường Vành đai 2 trên cao lái xe đánh võng, gây gổ với tài xế ô tô

Cụ thể, vụ việc xảy ra vào khoảng 16h ngày 25/2 trên đường Vành đai 2 (đoạn đường này cấm mô tô, xe máy). Thời điểm trên, chị T.A. (28 tuổi, ở quận Long Biên, Hà Nội) đi ô tô thì bị xe máy Honda SH do Trần Văn Hiệp lái, chở theo Trịnh Thịnh, lạng lách, tạt đầu. Các đối tượng khi đó đã đập vào xe của chị T.A. rồi chửi bới vì cho rằng chị này quay phim mình.

Hiệp và Thịnh tiếp tục di chuyển trên đường Vành đai 2 và gây gổ, chặn đầu một ô tô màu trắng hiệu VinFast Fadil, trên xe có hai người đàn ông. Không kìm chế được trước hành vi của Hiệp và Thịnh, hai người đàn ông trên xe đã nhảy xuống và xảy ra xô xát. Sự việc được chính chị T.A ghi lại bằng điện thoại. Hiệp và Thịnh sau đó đã bị công an triệu tập và tạm giữ để điều tra.

Chống trả sau khi bị gây gổ, hành hung

Trao đổi với PV VietNamNet về vụ việc trên, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, ngoài vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, như chạy xe vào đường cấm, không đội mũ bảo hiểm, lạng lách đánh võng, có nồng độ cồn,... hai thanh niên đi xe máy lại có hành vi chặn đầu xe ô tô và hành hung người tham gia giao thông.

Những hành vi nói trên có dấu hiệu gây rối trật tự công cộng và cố ý gây thương tích rất rõ theo quy định của Điều 318 Bộ luật Hình sự. Cơ quan chức năng sẽ làm rõ nguyên nhân sự việc và xác định hậu quả đối với nạn nhân và xã hội để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Về những người liên quan, cụ thể là hai người đàn ông trên xe Vinfast Fadil, luật sư Cường cho rằng, cơ quan chức năng cũng cần phải làm rõ cả hành vi của họ.

"Nếu trong trường hợp kết quả xác minh cho thấy, 2 người này bị đe dọa, uy hiếp và bị đánh trước, sau đó có hành vi dùng vũ lực một cách cần thiết để chống trả thì đây được xem là tình tiết phòng vệ chính đáng, sẽ được loại trừ trách nhiệm hình sự cũng như các trách nhiệm pháp lý khác", ông Cường phân tích.

Vị luật sư này cũng chia sẻ thêm: "Về mặt dư luận xã hội, hai người trên xe ô tô đang được cộng đồng tán dương, ủng hộ. Rất nhiều người cho rằng đây là hành vi phòng vệ chính đáng vì hai người đi xe máy đã chửi bới xúc phạm rồi chặn đầu, lôi họ ra khỏi xe, bởi vậy những người này được phép chống trả lại".

ls-dang-van-cuong-1.jpeg
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường trao đổi với phóng viên VietNamNet.

Cần giữ "cái đầu lạnh" trước mọi lời khiêu khích

Trên thực tế đã ghi nhận rất nhiều lái xe dù gặp phải va chạm nhỏ trên đường nhưng vì một vài câu nói hoặc hành vi "khiêu khích" từ đối phương đã không giữ được bình tĩnh, sẵn sàng "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay", khiến sự việc bị đẩy đi quá xa.

ẩu đả trên đường.jpg
Không ít người có xu hướng sử dụng bạo lực để xử lý tình huống trên đường một cách rất tùy tiện. (Ảnh minh hoạ: Trần Dũng)

Anh Nguyễn Thanh Tùng - giảng viên đào tạo lái xe tại Hà Nội và đã có hơn 20 năm kinh nghiệm "ôm vô lăng" cho rằng, điều khiển phương tiện trên đường vốn phải chịu rất nhiều căng thẳng, ức chế thần kinh. Do đó, chỉ một hành động nhỏ như bị chen ngang, tạt đầu, va quệt rồi bỏ chạy hoặc một câu nói,... cũng có thể khiến những người trong cuộc "nóng mắt". 

Theo anh Tùng, khi lái xe, dù biết cần phải bình tĩnh xử lý theo pháp luật, nhưng trên thực tế rất khó có thể giữ được cái đầu lạnh khi bị gây gổ, cà khịa trên đường.

"Khi bị kẻ khác đã đi sai còn cố tình "cà khịa", chúng ta cũng cần nhẫn nhịn và hoàn toàn có thể dùng điện thoại, camera hành trình ghi lại, gửi cho cơ quan công an hoặc đăng lên các diễn đàn để mọi người cùng lên án”, anh Tùng chia sẻ.

"Tôi từng bị một nam thanh niên đi xe máy rất ẩu tạt đầu làm xước một vệt dài trên xe, sau đó còn quay lại chửi một câu rồi vụt ga chạy mất. Thực sự lúc đó tôi như phát điên, chỉ muốn đuổi theo và 'tặng' cho cu cậu vài cái bạt tai, nhưng cũng may là mình đi ô tô vướng víu không đuổi kịp nên đành thôi. Giờ nghĩ lại thấy ý nghĩ lúc đó thật dại dột vì có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của mình và những người xung quanh", anh Tùng kể.

Hoàng Hiệp

Bạn có góc nhìn nào về câu chuyện trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Văn hoá lái xe: Những mảng màu tươi sáng đầy lạc quan trong năm vừa quaDù đâu đó trên đường vẫn tồn tại nhiều hành vi “xấu xí”, nhưng cũng cần đánh giá một cách khách quan rằng, ý thức của đa số tài xế Việt đã có nhiều tiến bộ, tạo nên những mảng màu tươi sáng trong bức tranh về văn hoá giao thông.
随机为您推荐
友情链接
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by Đang lái xe, bị gây chuyện, cà khịa trên đường phải ứng biến ra sao?_bdkq y,Betway   sitemap

回顶部