Các nhu cầu tài chính cá nhân hiện nay như thanh toán các khoản vay,ầutàichínhcánhâncủangườiViệtcóthểthựchiệntrêkèo nhà cái bongdanet mua bảo hiểm, gửi tiết kiệm online, đầu tư tích lũy, tín dụng tiêu dùng... đều có thể thực hiện trên smartphone, thay vì phải ra quầy giao dịch như trước kia. Báo cáo mới đây của MoMo cho hay, mảng tài chính – bảo hiểm của công ty hiện có khoảng 10 triệu người dùng sau 4 năm tung dịch vụ ra thị trường. Với khoảng 70 đối tác cung cấp các dịch vụ nói trên, 90% nhu cầu tài chính của người dùng cá nhân đã được cung cấp đủ. Trong số này, có khoảng 4 triệu người dùng sử dụng dịch vụ vay, 3 triệu người mua các sản phẩm bảo hiểm và hơn 4 triệu người sử dụng các dịch vụ đầu tư tích lũy. Phần lớn (60%) người dùng sử dụng từ hai dịch vụ tài chính đều đặn hàng tháng.
Trong toàn bộ hệ sinh thái của MoMo, mảng tài chính – bảo hiểm thuộc nhóm tăng trưởng nhanh, với mức tăng gấp 3-5 lần mỗi năm. Tính đến cuối năm 2021, người dùng mua hàng chục triệu hợp đồng bảo hiểm, hàng ngàn tỷ đồng chi tiêu thông qua sản phẩm tín dụng tiêu dùng, với số lượng người dùng tăng hơn 3 lần trong năm qua. Theo hãng nghiên cứu và tư vấn McKinsey & Company, năm 2021, tỷ lệ người dùng dịch vụ của fintech (công nghệ tài chính) tại Việt Nam đạt 56%, tăng từ mức 16% năm 2017. Quy mô hệ sinh thái số Việt Nam ước đạt 50 tỷ USD và có thể tăng gấp đôi lên 100 tỷ USD vào năm 2025. Việc đưa các dịch vụ tài chính lên smartphone giúp xóa bỏ rào cản thủ tục, rút ngắn thời gian và gia tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính cho người dân Việt. Từ đó, các dịch vụ tài chính có thể chạm đến nhiều tầng lớp trong xã hội, bao gồm các đối tượng thu nhập trung bình thấp, doanh nghiệp nhỏ/siêu nhỏ. Hải Đăng Doanh nghiệp fintech bước đi dò dẫm vì sợ 'chạm vạch' pháp lýFintech đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, song các công ty lớn vẫn mong chờ hành lang pháp lý rõ ràng để phát triển mạnh hơn. |