Thử nghiệm được tiến hành với 8 bệnh nhân bị ung thư vùng đầu và cổ có nguy cơ tái phát cao. Kết quả cho thấy,ắcxinngừaungthưtáiphátđượcsángchếmởrahyvọngmớkết quả bóng đá cúp nam mỹ không trường hợp nào có khối u trở lại sau khi tiêm vắc xin.
Mỗi năm có hơn 12.000 người Anh và 65.000 người Mỹ được chẩn đoán mắc ung thư vùng đầu và cổ. Số ca tử vong lần lượt là 4.000 người ở Anh và 14.000 người ở Mỹ.
Có hơn 30 khu vực trong đầu và cổ có thể phát triển ung thư, bao gồm cả miệng và cổ họng.
Vắc xin mới - có tên TG4050 - do Công ty Transgene ở Pháp nghiên cứu và phát triển. TG4050, được gọi là vắc xin vector virus, sử dụng một loại virus vắc xin biến đổi gen, cùng một họ gây ra bệnh đậu mùa.
Tác nhân gây bệnh được làm suy yếu đến mức không còn tác hại nữa và đã được sử dụng trong các chương trình tiêm chủng nhiều thập kỷ.
Một đoạn DNA của khối u được đưa vào virus để khi tiêm lên cơ thể, có thể huấn luyện hệ miễn dịch đề phòng các tế bào ung thư.
Nhóm tác giả hy vọng cơ thể sẽ nhận ra và tiêu diệt các tế bào ác tính trước khi chúng sinh sôi và hình thành các khối u.
Các bác sĩ rất lạc quan về phương pháp điều trị này vì tính chất đặc hiệu đối với bệnh ung thư của từng người - mặc dù điều đó sẽ khiến vắc xin có giá thành cao.
Tiến sĩ Maud Brandely cho biết, hướng đi trên mang lại cho bệnh nhân hy vọng mới trong cuộc chạy đua chữa khỏi bệnh ung thư.
Theo Daily Mail, đột biến ung thư của các bệnh nhân có thể khác nhau. Tạo ra một loại vắc xin tùy chỉnh cho mỗi người sẽ giúp việc nhắm mục tiêu vào các tế bào đột biến này tốt hơn. Vắc xin sẽ được tiêm cho bệnh nhân sau khi cắt bỏ khối u.
Gần đây, ông Brian Wright đã được tiêm liều vắc xin thứ 10 tại Clatterbridge (Anh). Từ nay tới tháng 1/2023, ông sẽ tiêm thêm 10 liều nữa.
Một năm trước, ông Wright đã trải qua ca phẫu thuật kéo dài 16 giờ để loại bỏ khối u trong miệng và ghép xương hàm bằng xương chân, sau đó là xạ trị trong nhiều tuần.
Công ty Transgene có kế hoạch điều trị tổng cộng 30 bệnh nhân trong cuộc thử nghiệm vắc xin ung thư đầu và cổ.
Một nửa sẽ tiêm sau khi quá trình điều trị bình thường của họ kết thúc. Nửa còn lại sẽ tiêm khi bệnh tái phát.
Giáo sư Christian Ottensmeier, Giám đốc Nghiên cứu lâm sàng tại Trung tâm Clatterbridge, bày tỏ, ông "lạc quan nhưng vẫn thận trọng".
"Tôi thực sự hy vọng. Tôi khá hào hứng. Tất cả dữ liệu đang theo đúng hướng. Hệ miễn dịch có thể thấy những thứ mà chúng ta không thể phát hiện trên bản chiếu chụp. Hệ miễn dịch thông minh hơn nhiều so với con người”.
'Nếu chúng ta có thể huấn luyện hệ miễn dịch chọn ra những tế bào có thể dẫn đến tái phát ung thư vào thời điểm mà chúng ta chưa thể nhận ra thì cơ hội kéo dài sự sống cho bệnh nhân sẽ cao hơn nhiều”.
Một thử nghiệm vắc xin khác với bệnh nhân ung thư buồng trứng ở Pháp và Mỹ cũng cho kết quả đầy hứa hẹn.
(责任编辑:Cúp C1)
Vợ hot girl của Hồ Quang Hiếu sinh con trai đầu lòng
8 bước duy trì não bộ khỏe mạnh
TPHCM lập hội đồng chuyên môn tìm nguyên nhân gây chết xương hậu Covid
Cung cấp chữ ký số phục vụ triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử
Cặp đôi tỷ phú Ấn Độ tổ chức đám cưới ở vịnh Hạ Long
Hành động gây sốc của người phụ nữ hàng xóm trong đêm
Mới mua 2 tháng, xe SUV Mahind đã bị hỏng, chủ nhân đành dùng chở phân bò
Bill Gates dự đoán công nghệ này sẽ thay thế smartphone
Hướng dẫn đăng ký 4G Vina 1 tháng ngày 2GB
Thêm nguồn cung BĐS hạng sang ở Quảng Trị
Đội bê tráp mặc trang phục võ thuật trong đám hỏi xứ Nghệ gây 'sốt'
Nhận định, soi kèo Rapid 1923 vs Petrolul Ploiesti, 1h45 ngày 30/11: Mục tiêu khó đạt