- Người đứng đầu Bộ TT&TT cũng như các doanh nghiệp CNTT trong nước đều trăn trở với một câu hỏi lớn: "Thời cơ có,ệtNamkhôngthểlỡhẹnvớikinhtếsốty le nha cai 5 điều kiện có, nhưng liệu VN có nắm bắt được hay không?".
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đối thoại với Hội Doanh nghiệp trẻ VN sáng 27/5. |
Những chia sẻ đầy tâm huyết của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn hay đại diện các doanh nghiệp như FPT trong cuộc đối thoại giữa Bộ TT&TT với Hội Doanh nghiệp trẻ VN sáng 27/5 đã thể hiện rõ điều này.
"Hầu hết doanh nghiệp tư nhân của chúng ta là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nói hình tượng thì giống như những con thuyền thúng. Vậy thì ta bơi ra biển cả như thế nào? Đánh bắt xa bờ bằng cách nào?", Bộ trưởng nêu câu hỏi.
Không giấu việc mình luôn ấp ủ về một chiến lược bứt phá của ngành TT&TT Việt Nam để tiến ra tầm khu vực, ông nói: "Việt Nam có thể trở thành trung tâm CNTT của khu vực không? Nhiều người sẽ trả lời là "Có thể", nhưng bằng cách nào? Hiện hạ tầng viễn thông của chúng ta đã đầu tư mạnh trong nước, nếu tận dụng để khai thác cho cả khu vực Đông Dương, Đông Nam Á thì sẽ tối ưu hóa được hiệu quả đầu tư. Chúng ta phải hướng tới thị trường Đông Dương, Đông Nam Á, thậm chí xa hơn. Các doanh nghiệp giờ nếu chỉ chăm chú phát triển thị trường trong nước là không đủ, phải coi dịch vụ CNTT - VT là sản phẩm xuất khẩu, tăng GDP quốc gia".
Khẳng định Đảng và Nhà nước đã xác định doanh nghiệp tư nhân là đầu tàu, là động lực của nền kinh tế, "Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo không có nghĩa doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo", Bộ trưởng đặc biệt lưu ý các doanh nghiệp về vai trò của hành động: "Nhiệm kỳ 5 năm có thể trôi qua rất nhanh, do đó, chúng ta cố gắng bắt tay ngay vào hành động để đưa lĩnh vực TT&TT phát triển, giúp VN trở thành một trung tâm công nghệ của khu vực".
Việt Nam đang có 500.000 lao động. Nếu chúng ta phấn đấu có một triệu lao động thì mới có thể mong đưa VN trở thành nước mạnh về CNTT, đồng thời phải xuất khẩu được sản phẩm, dịch vụ CNTT ra nước ngoài. Các doanh nghiệp quốc tế như Samsung, Telstra đều sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam và chúng ta có đủ điều kiện để đạt được mục tiêu đó. Vậy thì Việt Nam cần gì? - đó là vấn đề được người đứng đầu ngành TT&TT nêu ra với đại diện các doanh nghiệp có mặt sáng nay.
Chưa có nền kinh tế số rõ nét?
Được mở lời, ông Bùi Quang Ngọc, Phó Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn FPT đã có những chia sẻ rất thẳng thắn tới Bộ trưởng. "Ở Việt Nam chưa hình thành rõ lắm nền kinh tế số nhưng chúng ta có những lợi thế như nền kinh tế không đòi hỏi vốn quá nhiều (trong lúc chúng ta đang thiếu vốn), nguồn nhân lực trẻ, các xu hướng CNTT mới như IoT, SMAC...".
"Chúng ta đã để lỡ nhiều cơ hội vì không thể theo kịp. Chẳng hạn như cơn sốt dotcom của thế giới, Việt Nam không đón bắt được. Giờ đây với nền kinh tế số, liệu chúng ta có bắt kịp được hay không? Không chỉ có cơ quan quản lý mà Doanh nghiệp trong nghề chúng tôi cũng rất trăn trở. Ít ai biết là ngay từ những năm 80, chúng ta đã xây dựng được chiếc máy tính đầu tiên, trước cả Đài Loan, Hàn Quốc, nhưng rất tiếc là ta đã tuột mất cái đà đó, còn Hàn Quốc, Đài Loan giờ đã vượt ta rất xa".
"Thời cơ có, vận hội có, nhưng có nắm bắt được không là câu hỏi rất lớn đặt ra cho cả cơ quan quản lý lẫn doanh nghiệp. Quan điểm của FPT là Nhà nước cần có chính sách đặc biệt cho vấn đề này, DN và người dân cũng phải hưởng ứng những chính sách đó. Nói cách khác, đó phải là quan hệ hai chiều", ông Ngọc đề xuất.
Cụ thể hơn, Nhà nước phải tạo được hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư vào nền kinh tế số, vào những yếu tố cấu thành nên nền kinh tế số như hạn chế giao dịch tiền mặt (chỉ có như vậy mới thúc đẩy được thẻ phát triển), hoặc xây dựng Chính phủ điện tử, pháp lý hóa chứng từ điện tử (hóa đơn điện tử, tờ khai điện tử); ERP hóa các doanh nghiệp... Theo ông Ngọc, chỉ khi nào đẩy mạnh được những yếu tố cấu thành đó thì nền kinh tế số mới có cơ hội phát triển tại VN.
"Chúng ta không thể dừng lại ở khẩu hiệu, chủ trương lớn mà phải đi vào từng chi tiết nhỏ, như thuế thu nhập cá nhân ưu đãi cho người làm CNTT, nếu không thì nhân lực chất lượng cao sẽ đầu quân cho nước ngoài hết. Nền kinh tế số của chúng ta sẽ bị suy giảm chất lượng nhân lực". Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần cải tiến thủ tục hành chính, môi trường pháp lý để tạo điều kiện cho nền kinh tế số vận hành trơn tru..., vị Phó Chủ tịch FPT phân tích.
Trong khi đó, ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch HĐQT Cty CP Quốc tế Sơn Hà khẳng định, kinh tế số là một trong số rất hiếm hoi các cơ hội để Việt Nam có thể bứt phá trong tương lai gần, để lật ngược thế cờ và vượt lên các nước khác. Với đa số các ngành kinh tế khác, chúng ta cần phải chấp nhận thực tế rằng đã tụt lại khá xa so với nhiều quốc gia. "Nền kinh tế số không đòi hỏi vốn lớn mà cần trí tuệ - vốn là thế mạnh của Việt Nam".
Tích cực "mở đường" cho DN tư nhân
Trước những kiến nghị xác đáng từ doanh nghiệp, Bộ trưởng khẳng định, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan, rà soát cơ chế, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng, thuận lợi nhất cho doanh nghiệp tham gia vào thị trường CNTT. Đặc biệt là những chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các chương trình ứng dụng CNTT của nhà nước. Bộ cũng sẽ có những ưu đãi phù hợp nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực này, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực CNTT - VT...
Tuy vậy, về phần mình, ngoài việc tham vấn cho Bộ TT&TT và các Bộ, ngành liên quan để có các chính sách, giải pháp hỗ trợ phát triển phù hợp, ông cho rằng các doanh nghiệp cũng cần ý thức được trách nhiệm của mình, tham gia một cách chủ động, tích cực vào nền kinh tế số để nâng cao năng lực cạnh tranh, tránh bị đào thải.
Các DN tư nhân cũng cần nhìn thẳng vào thực tế rằng việc ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn yếu. An toàn thông tin cũng là yếu tố tiên quyết phải đảm bảo trong việc hướng tới nền kinh tế số, bên cạnh nguồn nhân lực. Đây sẽ là những khía cạnh mà DN cần đặc biệt lưu ý nếu thực sự muốn bắt kịp xu hướng thế giới.
Với tư cách cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp trong lĩnh vực CNTT, Bộ trưởng tái khẳng định lập trường "quản lý nhưng phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, không gò bó sự phát triển của doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp cũng phải hướng tới mục tiêu vì người dân".
Bộ sẵn sàng đối thoại, trao đổi, đồng hành và phối hợp cùng các hiệp hội, doanh nghiệp trong hành trình này, ông khẳng định, đồng thời ủng hộ đề nghị của Hội Doanh nghiệp trẻ VN về cơ chế tham vấn định kỳ để kịp thời nắm bắt các đề xuất, ý kiến, phản ánh của doanh nghiệp, từ đó có phương án xử lý, hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc kịp thời.
"Hôm nay, chúng ta gặp mặt để hiểu nhau hơn chứ không phải kiểu "mở ra một chương mới trong sự hợp tác đôi bên", Bộ trưởng nói vui. Mục đích cuộc gặp, theo ông để nhằm tạo sự cởi mở, thông thoáng trong đối thoại giữa doanh nghiệp và Nhà nước, mà mục tiêu cuối cùng, cao nhất, chính là để phục vụ người dân, xã hội tốt nhất. Bộ TT&TT luôn mong sẽ có những trao đổi thẳng thắn với doanh nghiệp để cùng nhau đồng hành đưa ngành TT&TT VN phát triển bền vững.
T.C