Huyện Giao Thủy có số dân trên 190.000 người,ủyMởrộngliênkếtđàotạođápứngnhucầuhọcnghềcủalaođộngnôngthôlịch thi đấu ngoại hạng anh đêm nay trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao. Trên địa bàn huyện có hơn 250 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có trên 70 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; 40 doanh nghiệp xây dựng; 140 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ - vận tải; 11 hợp tác xã tín dụng, sự nghiệp và trên 12 nghìn cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ ở địa bàn dân cư.
Những năm gần đây kinh tế của huyện đang chuyển dịch mạnh mẽ từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ. Trên địa bàn huyện đã dần hình thành các cụm công nghiệp, thu hút hàng ngàn lao động mỗi năm.
Ảnh minh họa. |
Nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế, những năm qua, huyện đã tập trung chỉ đạo, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất, kinh doanh dịch vụ, đa dạng hóa các ngành nghề, tạo việc làm mới cho người lao động; tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956, mở các lớp đào tạo nghề, truyền nghề tại địa phương, qua đó tạo thêm nhiều việc làm, thu nhập cho người lao động.
Trên cơ sở quy hoạch vùng sản xuất của các xã, thị trấn cũng như nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn, huyện xây dựng kế hoạch mở các lớp đào tạo theo ngành, nghề phù hợp; đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp giải quyết việc làm cho người lao động. Toàn huyện mở trên 140 lớp cho hơn 4.500 lao động học các nghề may công nghiệp, hàn điện, móc sợi... Sau khi được đào tạo nghề đã có 85% số lao động có việc làm tại các nhà máy, xí nghiệp với mức lương ổn định.
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Giao Thủy được giao nhiệm vụ phối hợp với 14 trường trung học cơ sở trong huyện thực hiện phân luồng, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh tổ chức điều tra, khảo sát tình hình nhu cầu học nghề, xem xét tính đặc thù nghề nghiệp của từng vùng.
Trung tâm đã liên kết với các doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài huyện tuyển sinh đào tạo theo đơn đặt hàng cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cho các khu công nghiệp, làng nghề; mở 20 lớp đào tạo các nghề như: hàn công nghệ cao, lắp đặt ống công nghệ, điện lạnh, điện công nghiệp và dân dụng liên kết với Trường Cao đẳng nghề LILAMA I Ninh Bình, Trường Cao đẳng Công nghệ thực phẩm Hà Nội, Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định đào tạo nghề cho trên 500 học viên với các nghề như: may công nghiệp, kỹ thuật chế biến món ăn, lắp đặt ống công nghiệp, hàn công nghiệp...
Học viên sau khi học xong đều có việc làm với mức thu nhập bình quân từ 5-7 triệu đồng/tháng.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)