Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99,áiNguyênhiệnđạihoáhànhchínhgắnvớichuyểnđổisốbóng đá anh hôm nay68%
Nhằm tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức khi giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC), từ đầu năm 2022 đến nay, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành 17 quyết định công bố danh mục TTHC thuộc chức năng quản lý của các sở, ngành với tổng số 770 TTHC. Trong đó ban hành mới 381 thủ tục, sửa đổi 18 và bãi bỏ 371 TTHC. Các TTHC sau khi công bố đều được cập nhật, tích hợp, công khai trên Cổng dịch vụ công Quốc gia và công khai trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên.
UBND tỉnh cũng đã ban hành 10 quyết định phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền quản lý của các sở, ban, ngành với tổng số 529 quy trình nội bộ, đảm bảo đúng quy trình theo quy định của pháp luật.
Trong 6 tháng đầu năm, Thái Nguyên tiếp nhận 427.662 tổng số hồ sơ giải quyết TTHC. Trong đó, các sở, ngành tiếp nhận 110.893 hồ sơ, UBND cấp huyện tiếp nhận 27.085 hồ sơ, UBND cấp xã tiếp nhận 289.684 hồ sơ; tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99,68%.
Cũng trong 6 tháng, số lượng tổ chức, cá nhân đến Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh đề nghị giải quyết, nhận kết quả giải quyết TTHC là 38.791 lượt. Số lượng tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá chất lượng phục vụ là 17.075 lượt, trong đó có 17.042 lượt đánh giá rất hài lòng và hài lòng, đạt tỷ lệ 99,8%.
Hiện tổng số TTHC tại Thái Nguyên đang có hiệu lực là 1.860 thủ tục; số TTHC liên thông cùng cấp là 73 thủ tục, số TTHC liên thông giữa các cấp chính quyền là 59 thủ tục; 100% TTHC được phê duyệt quy trình nội bộ.
Trong đó có 1.231 TTHC tại 3 cấp ở mức độ 4 (cấp tỉnh có 1.072 TTHC thuộc 18 nhóm lĩnh vực; cấp huyện có 115 TTHC thuộc 7 nhóm lĩnh vực; cấp xã có 44 TTHC thuộc 4 nhóm lĩnh vực).
Tỉnh đã triển khai phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ 5 nhóm tiện ích gồm: Nhóm tiện ích giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; nhóm tiện ích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; phục vụ phát triển công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.
Các dịch vụ công trực tuyến theo lộ trình Đề án 06 (Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030) đang được các sở, ngành trong tỉnh tích cực triển khai, trong đó lực lượng công an đã hoàn thành 11/11 dịch vụ công trực tuyến theo đề án.
Chuyển đổi số - động lực thúc đẩy cải cách hành chính
Lời giải cho việc đơn giản hóa, rút ngắn thời gian giải quyết TTHC trong bối cảnh hiện nay là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trên nền tảng trực tuyến. Thái Nguyên là một trong những tỉnh sớm ban hành nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công cuộc chuyển đổi số tại địa phương.
Đến nay, sau 1,5 năm thực hiện nghị quyết, Thái Nguyên đã thành lập Trung tâm Điều hành thông minh (IOC); cung cấp 100% thủ TTHC đủ điều kiện mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; triển khai các ứng dụng nhằm phát triển chính quyền số, xã hội số như C-ThaiNguyen, ThaiNguyen ID, Sổ tay đảng viên điện tử…
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan nhà nước được thông suốt từ tỉnh đến huyện và từng bước tới cấp xã. Công tác cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt là cơ chế một cửa, một cửa liên thông và cung cấp dịch vụ công qua các ứng dụng chuyển đổi số đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong phục vụ người dân, tổ chức.
Nhờ những nỗ lực trong triển khai thực hiện CCHC, đặc biệt là việc đẩy mạnh chuyển đổi số trên 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, năm 2021 Thái Nguyên thuộc nhóm các địa phương được đánh giá cao cả 2 chỉ số CCHC (PAR index) và chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS). Tỉnh xếp vị trí thứ 6/63 tỉnh, thành phố về CCHC với tổng số 89.20%, tăng 3.59% và tăng 6 bậc so với năm 2020; đứng thứ nhất (1/14 tỉnh, thành phố) trong số các tỉnh khu vực trung du miền núi phía Bắc. Đây cũng là năm thứ 5 liên tiếp Thái Nguyên cải thiện thứ hạng chỉ số PAR index.
Về chỉ số hài lòng của tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, Thái Nguyên xếp thứ 11 với 89.42%, tăng 1.76% và tăng 11 bậc so với năm 2020.
Mới đây, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành kế hoạch “Duy trì, cải thiện và nâng cao chỉ số PAR index, chỉ số SIPAS tỉnh Thái Nguyên năm 2022”. Theo đó, Thái Nguyên phấn đấu chỉ số PAR index, SIPAS tăng cả về điểm số, thứ hạng so với năm 2021 và 2 chỉ số có điểm số đạt từ 90% giá trị trở lên.
Tỉnh đã đưa ra những mục tiêu cụ thể ở từng lĩnh vực, tiêu chí: Tối thiểu có 3 sáng kiến trong công tác CCHC, giải pháp được công nhận phạm vi ảnh hưởng; hoàn thành 100% nhiệm vụ tại Kế hoạch CCHC năm 2022 và thực hiện đảm bảo hiệu quả, chất lượng; 100% số vấn đề qua kiểm tra được xử lý hoặc kiến nghị xử lý; 100% số văn bản quy phạm pháp luật đã được xử lý/kiến nghị xử lý; phấn đấu tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận được giải quyết đúng hạn bình quân toàn tỉnh, tối thiểu đạt từ 99,9% trở lên; tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC đạt 100%.
Thái Nguyên cũng phấn đấu trong năm 2022, toàn tỉnh đạt tối thiểu 50% số TTHC có phát sinh hồ sơ trực tuyến so với tổng số TTHC đang cung cấp trực tuyến; tối thiếu 55% hồ sơ tiếp nhận, xử lý trực tuyến so với tổng số hồ sơ đã tiếp nhận trong năm của các TTHC được công bố cung cấp; bình quân toàn tỉnh đạt tối thiểu 50% số TTHC có phát sinh hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích so với tổng số TTHC đang triển khai thực hiện qua dịch vụ này…
Ngọc Minh