Năm 1994,âuhỏicânnãotrướcgiờchomởInternetvàoViệkết quả c2 lượt đi ở cương vị Bộ trưởng Bộ KHCN, GS Đặng Hữu là người có uy tín để thuyết phục lãnh đạo Đảng và Nhà nước cho mở Internet.
GS nhớ lại: “Là một trong những người cần có nhu cầu thông tin và phải sử dụng Internet, tôi tìm cách thuyết phục Đảng và Chính phủ cho mở. Những người tích cực tham gia cùng tôi gồm: anh Phan Đình Diệu, anh Nguyễn Đình Ngọc, anh Chu Hảo, anh Mai Liêm Trực… Chúng tôi nhận thấy nếu không có Internet rất khó làm việc vì bắt buộc phải liên hệ với nước ngoài, trong khi dùng điện thoại hay fax quá đắt đỏ. Hơn nữa, còn có nhu cầu tìm kiếm thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu. Do chưa có Internet nên phải sử dụng gần như là “chui” để liên hệ ra bên ngoài. Càng dùng Internet thì càng thấy không thể thiếu được. Chúng tôi còn đưa ra khái niệm “Kinh tế tri thức” và nếu không có Internet thì không thể có kinh tế tri thức”.
Còn ở lĩnh vực kinh tế, ngay từ năm 1996 khi Việt Nam chưa cho mở Internet thì chủ doanh nghiệp Hoàng Anh Gia Lai đã thuê 2 kỹ sư mua 2 máy tính, hàng ngày truy cập Internet tìm kiếm thông tin và thị trường cho mặt hàng gỗ. GS Đăng Hữu khẳng định, về kỹ thuật, có thể mở Internet sớm hơn song có những lo ngại về vấn đề an ninh nên việc này được xem xét một cách thận trọng.
Ông Trần Bá Thái, nguyên Giám đốc NetNam -được bình chọn Top 3 người có công lớn nhất đưa Internet về Việt Nam - kể lại: Năm 1992, ông đã kết nối với một nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Quốc gia Úc. Email đầu tiên thử nghiệm với một người Úc chưa gặp mặt mà chỉ nói chuyện qua điện thoại. Một điều rất thú vị là những người tiên phong dùng thử email tại Việt Nam lại liên quan đến xã hội và có nhu cầu giao lưu quốc tế chứ không phải là các nhà khoa học tự nhiên. Những người và tổ chức thử nghiệm email đầu tiên là GS Sử học Phan Huy Lê, GS Điểu học Võ Quý, Ủy ban Chất độc Da cam, Khoa Sinh học - Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Thời điểm đó nếu lắp thêm một máy điện thoại hay modem mà bị Bưu điện phát hiện sẽ bị phạt. Chính GS Phan Huy Lê đã bị phạt do lắp thêm modem không xin phép.
Câu hỏi trước giờ G
Chuyện thuyết phục trong nội bộ trước khi quyết định mở Internet năm 1997 cũng đầy khó khăn bởi không ít luồng thông tin khác nhau. Đã có nhiều lo lắng về những mặt tiêu cực như sợ lộ bí mật hay một số kẻ lợi dụng Internet xuyên tạc chế độ... Ngay cả khi Chính phủ quyết định cho mở thì các bước đi cũng rất thận trọng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Thậm chí, Quy chế tạm thời về quản lý, thiết lập, sử dụng mạng Internet ở Việt Nam kèm theo Nghị định ngày 21/3/1997 còn quy định: “Các mạng thông tin máy tính và cơ sở dữ liệu của các cơ quan Đảng, Chính phủ, An ninh, Quốc phòng không được đấu nối với mạng Internet”.
Ông Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, người được giới truyền thông bình chọn có đóng góp lớn nhất cho việc mở Internet tại Việt Nam chia sẻ: "Thời điểm đó, ý kiến phản đối đưa Internet vào Việt Nam cũng có nhưng không nhiều. Tuy nhiên, lại lắm ý kiến lo ngại kể cả ở lãnh đạo cấp cao. Ai cũng nghĩ rằng Internet sẽ vào Việt Nam, nhưng có điều đưa sớm hơn hoặc chậm hơn mà thôi. Vấn đề là liệu chúng ta có mất cơ hội lần nữa hay không. Chúng tôi cảm nhận Internet sẽ vào Việt Nam nhưng có nguy cơ chậm và sẽ bị nhiều yếu tố hạn chế ảnh hưởng đến tốc độ phát triển. Vì vậy, phải thuyết phục mở càng sớm càng tốt, tạm thời chấp nhận cả những chỉ đạo mà mình không hài lòng, thậm chí là ấm ức để mở Internet rồi tính tiếp".
Ông Mai Liêm Trực kể rằng: “Vào những giờ chót thuyết phục cho mở Internet ở cấp cao nhất là Thường vụ Bộ Chính trị và Thủ tướng đã đặt ra câu hỏi nếu mở Internet có chặn được hết thông tin độc hại trên Internet hay không? Chúng tôi gồm: tôi làm Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, anh Khánh Toàn - Thứ trưởng Bộ Công an, anh Chu Hảo - Thứ trưởng Bộ KHCN đã báo cáo trong cuộc họp với Thường trực Bộ Chính trị. Anh Khánh Toàn lúc đó nói về văn bản rất chặt chẽ. Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu hỏi tiếp nhưng trên thực tế thì sao? Tôi đứng lên báo cáo đã có văn bản và thông tư liên tịch giữa các bộ như Tổng cục Bưu điện, Bộ Công an và Bộ Văn hoá Thông tin nhưng khi triển khai do điều kiện kỹ thuật nghiệp vụ không thể nào chặn được hết. Tuy nhiên, chúng ta sẽ hạn chế được đến mức thấp nhất các thông tin độc hại của Internet. Sau đó, Thường trực Bộ Chính trị đồng ý cho mở Internet và chúng tôi sang thuyết phục Chính phủ. Cả 4 anh em đến nhà riêng Cố Thủ tướng Phan Văn Khải và ông đã tán thành. Nhưng khi ra về ông vỗ vai tôi nói: “Các cậu làm thế nào thì làm nhưng để đến khi phải đóng lại thì không biết phải nói ra sao với thế giới”".
Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện trải lòng, những gì mà Tổng cục Bưu điện thời đó đã làm là hết sức mình, mặc dù có rất nhiều khó khăn. Qua việc mở Internet mới thấy rằng công cuộc đổi mới là vô cùng gian nan… Bài học đầu tiên là luôn đổi mới tư duy đối với các lĩnh vực đặc biệt là Internet.
Thành tựu cơ bản sau 25 năm Internet vào Việt Nam
⁃Việt Nam hiện có 72,1 triệu người sử dụng Internet trong cuộc sống hàng ngày, đứng thứ 13 trên thế giới.
⁃ Hạ tầng băng rộng di động đã phủ sóng 99,73% số thôn trên toàn quốc; 19,79 triệu hộ gia đình có cáp quang, đạt 72,4%. Hệ thống cáp quang triển khai tới 100% các xã, phường, thị trấn, 91% thôn bản, 100% trường học.
⁃ Số thuê bao điện thoại di động sử dụng smartphone là 94,2 triệu; số thuê bao băng rộng di động là 82,2 triệu. Tỉ lệ 74,3% dân số.
⁃ Có hơn 564 nghìn tên miền “.vn“ đứng thứ 2 ASEAN, top 10 khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
⁃ Mức độ sử dụng IP (IPv4, IPv6) thuộc top 20-30 quốc gia trên toàn cầu, Tỉ lệ ứng dụng IPv6 Việt Nam đạt 53% với hơn 50 triệu người dùng IPv6, top 10 nước dẫn đầu thế giới về chuyển đổi IPv6.
Việt Nam thay đổi nhanh chóng sau 25 năm kết nối InternetQuyết định mở cửa, kết nối Internet toàn cầu cách đây 25 năm là sự dũng cảm, thể hiện tầm nhìn xa, tích cực hội nhập, góp phần thay đổi toàn diện cuộc sống kinh tế, xã hội của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo ngành TT&TT.