Tại sao có smartphone chỉ mua được tại Thế Giới Di Động hay FPT Shop?_hang nhat anh bang xep hang
时间:2025-01-26 02:53:22 出处:Cúp C1阅读(143)
Trong đợt ra mắt dòng Galaxy S21 hồi đầu năm,ạisaocósmartphonechỉmuađượctạiThếGiớiDiĐộhang nhat anh bang xep hang Thế Giới Di Động bán độc quyền mẫu Galaxy S21, trong khi chỉ mỗi FPT Shop có hàng phiên bản S21 Ultra 256GB. Như vậy, để mua chiếc máy rẻ nhất trong dòng S21, người dùng buộc phải ra Thế Giới Di Động. Hoặc muốn mua chiếc S21 Ultra phiên bản bộ nhớ lớn nhất, người mua không có lựa chọn thứ hai ngoài FPT Shop.
Dòng S21 có những sản phẩm độc quyền chia đều cho hai nhà bán lẻ công nghệ lớn nhất Việt Nam. (Ảnh: Hải Đăng) |
Không chỉ dòng máy trên của Samsung, khá nhiều sản phẩm độc quyền khác được chia cho nhà bán lẻ, cho trang thương mại điện tử trong vòng vài năm gần đây. Tuỳ theo thoả thuận giữa hãng và nhà bán lẻ, chương trình độc quyền có thể kéo dài trong một vài tháng hoặc lâu hơn.
Các nhà bán lẻ lớn đều cho đây là xu hướng tất yếu và sẽ theo đuổi hình thức kinh doanh này. Ngoài sản phẩm độc quyền, một số chuỗi lớn như Thế Giới Di Động, FPT Shop đều đang có thêm các thương hiệu riêng, chủ yếu là phụ kiện, nhằm gia tăng khác biệt và đẩy mạnh doanh thu.
Trả lời ICTnews, ông Nguyễn Thế Kha, Giám đốc ngành hàng Viễn thông di động FPT Shop, cho hay xu hướng kinh doanh sản phẩm độc quyền diễn ra một vài năm gần đây, nhiều nhất ở mảng smartphone.
“Các hãng muốn nhà bán lẻ tập trung đầu tư truyền thông và bán hàng vào một model cụ thể để đạt được số lượng bán ra lớn hơn. Với nhà bán lẻ thì sản phẩm độc quyền sẽ tạo hiệu ứng tốt về truyền thông khi chỉ được bán tại đây mà không phải nơi khác”, ông Kha lý giải.
Với hình thức này, khách hàng cũng hưởng lợi khi nhận ưu đãi tốt nhất từ nhà bán với các sản phẩm được truyền thông độc quyền.
Ngoài các lý do trên, ông Huy Nguyễn, đại diện CellphoneS cho rằng, các sản phẩm độc quyền giúp nhà bán lẻ tạo dấu ấn riêng, và giảm bớt được áp lực cạnh tranh từ các hệ thống khác. Các hãng cũng thường coi việc đưa các sản phẩm độc quyền cho một nhà bán lẻ như là một ưu đãi hợp tác.
Tuy vậy, việc độc quyền cũng gây áp lực đối với các nhà bán lẻ. Vì họ buộc phải bán hết sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định.
Một phiên bản của Vsmart Joy 3 được bán độc quyền tại nhà bán lẻ. (Ảnh: Hải Đăng) |
Một hãng trong top 5 tại Việt Nam chia sẻ với ICTnews cho biết, đang hợp tác với một chuỗi bán lẻ để bán độc quyền một sản phẩm.
“Hợp đồng là bán được 10.000 máy, mà hiện nay mỗi ngày chưa ra được 1.000 máy”, người này tỏ thái độ lo ngại. Do những ngày đầu tiên sản phẩm mới ra mắt, được truyền thông rộng rãi nên thường số lượng mua sẽ cao, rồi giảm dần những ngày sau đó.
Đối với sản phẩm độc quyền lẫn sản phẩm thường, nhà bán lẻ đều chịu áp lực của hàng tồn kho. Do đó, khi thấy sản phẩm không bán được như kỳ vọng, họ lập tức phải tặng quà, giảm giá sản phẩm để kích cầu.
Việc phân bổ sản phẩm độc quyền thường do hãng nhìn vào tập khách hàng của nhà bán lẻ để đưa mẫu hợp lý. Việc đưa được đúng hợp đồng độc quyền cho chuỗi bán lẻ có lợi thế sẽ giúp hãng đánh được đúng vào tập khách hàng mục tiêu, nhanh chóng đạt kết quả tốt. “Việc này gọi là đánh trúng hơn là đánh lan man”, CellphoneS lý giải.
Không chỉ hai chuỗi lớn mà các chuỗi quy mô vừa khác cũng được gửi gắm các sản phẩm độc quyền. Chẳng hạn chỉ mỗi CellphoneS bán Asus Rog Phone trong 4 năm liên tiếp gần đây. Hoặc thời điểm BlackBerry còn bán, thường chỉ phân phối tại một số cửa hàng của Mai Nguyên, Dâu Đen,... Hoặc laptop Fujitsu gần đây cũng chỉ bán tại Nguyễn Kim do định hướng vào khách hàng cao cấp.
Bên cạnh nhóm hàng độc quyền, các nhà bán lẻ lớn cũng tự xây dựng các thương hiệu riêng. Dễ tìm thấy các thương hiệu phụ kiện chỉ có mặt tại Thế Giới Di Động hoặc chỉ có mặt tại FPT Shop, hoặc một chuỗi khác. Vì sở hữu thương hiệu smartphone riêng cần nhiều nguồn lực và thủ tục, lại dễ rủi ro nên các nhà bán lẻ chọn kinh doanh phụ kiện.
“Nhu cầu về phụ kiện rất cao nên đủ lớn để đặt hàng làm thương hiệu riêng. Đồng thời giá bán cũng rẻ hơn do không còn trung gian ở giữa khách hàng và nhà bán lẻ”, ông Kha cho hay.
Tuy vậy, nếu dự đoán sai về nhu cầu của khách hàng, nhà bán lẻ có thể phải chịu lỗ cho các lô hàng (do cần phải đặt số lượng lớn để có giá tốt). Ngoài ra, việc kiểm soát chất lượng sản phẩm để không ảnh hưởng uy tín cũng là một rủi ro khác.
Ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO chuỗi Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh cho biết, tương lai sẽ đẩy doanh thu nhóm độc quyền và thương hiệu riêng lên chiếm 30% doanh thu tổng. Việc này nhằm giúp chuỗi này gia tăng doanh thu và thị phần.
Tại CellphoneS, nhóm sản phẩm này đang chiếm khoảng 10% doanh thu. Chuỗi này kỳ vọng đạt được mức 20-30% trong thời gian tới.
Hải Đăng
Doanh thu bán lẻ công nghệ tăng trưởng mạnh trong quý 1
Các công ty niêm yết trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ hàng công nghệ tại Việt Nam như FRT, Digiworld, Thế Giới Di Động đều ghi nhận doanh thu tăng so với cùng kỳ.
猜你喜欢
- Dân chủ trong trường học: 'Tôi là chủ'
- Brazil vs Peru: Thắng 5 sao, Brazil vào tứ kết Copa America 2019
- Kết quả U15 Việt Nam 0
- Cú Hole in One giá 4 tỷ đồng tại sân golf top 35 thế giới
- Cặp vợ chồng độc lạ: Ly thân trong tuần, gặp nhau cuối tuần
- Phó Thủ tướng: Không hề có chuyện khai tử môn lịch sử
- Mourinho bị truất quyền chỉ đạo vì chọc tức đối thủ
- Những hình ảnh rợn người về Thế chiến II
- Hồng Đăng kêu trời vì nhận 12 cái tát trong 'Hướng dương ngược nắng'