Đoàn Việt Nam tại cuộc họp của Ủy ban về các vấn đề chính trị. (Ảnh: Kim Dung-Chí Giáp/Vietnam+) Trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 36 (AIPA-36),ệtNamđónggópnhiềuýkiếnquantrọngtạicácphiênhọcúp nhật bản hôm nay ngày 9-9, các ủy ban chức năng của AIPA đã họp tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia. Tại cuộc họp Ủy ban Các vấn đề chính trị, các đại biểu đã nghe báo cáo về cuộc gặp giữa các lãnh đạo ASEAN và đại diện AIPA tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 26 tại Kuala Lumpur hồi tháng Tư vừa qua, thảo luận và thông qua dự thảo Nghị quyết về việc thông qua báo cáo của cuộc họp kín lần thứ bảy của AIPA tại Campuchia, dự thảo Nghị quyết về củng cố Cộng đồng ASEAN thông qua quản trị tốt hướng tới một ASEAN toàn diện, dự thảo Nghị quyết về tăng cường Cộng đồng Chính trị-An ninh hướng tới toàn diện, và một số vấn đề khác. Các đại biểu kêu gọi tất cả các nước thành viên ASEAN thực hiện một cách có hiệu quả các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liên quan đến chống khủng bố; yêu cầu các nghị viện thành viên AIPA ủng hộ mạnh mẽ Nghị quyết 2178 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về chống chủ nghĩa khủng bố, cực đoan và cấp tiến. Các đại biểu đều nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN trong chống các tổ chức khủng bố, cực đoan và các nhóm cấp tiến; kêu gọi các nước thành viên ASEAN ủng hộ nguyên tắc ôn hòa như một biện pháp quan trọng chống các hình thức khủng bố và thúc đẩy đối thoại, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau; tăng cường tuân thủ luật pháp quốc tế và thúc đẩy hợp tác giữa các nước thành viên nhằm duy trì hòa bình, an ninh và cùng tồn tại hài hòa trong củng cố Cộng đồng Chính trị-An ninh hướng tới toàn diện. Tại cuộc họp Ủy ban Các vấn đề Kinh tế, các đại biểu đã thảo luận và thông qua dự thảo Nghị quyết về tăng cường hợp tác liên khu vực và hội nhập nội khối trong lĩnh vực Thương mại và Công nghiệp, dự thảo Nghị quyết về thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN và dự thảo Nghị quyết về tăng cường vai trò của Nghị viện trong thực hiện các cam kết về Cộng đồng Kinh tế ASEAN sau năm 2015. Các đại biểu kêu gọi các nước thành viên tăng cường phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tăng cường năng lực cạnh tranh; tạo cơ hội trong chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua các liên doanh để khám phá các thị trường mới; thuận lợi hóa việc xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan và rà soát các rào cản phi thuế quan làm cản trở sự lưu thông hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động lành nghề cũng như là thực hiện các biện pháp thuận lợi hóa thương mại hướng tới tăng cường và làm cho Cộng đồng Kinh tế ASEAN là điểm kinh doanh năng động, bao gồm cả phát triển năng lực cốt lõi và trình độ chuyên môn, kỹ năng ngành nghề trong các lĩnh vực. Các đại biểu cũng đề cập đến tăng cường sự phát triển của doanh nhân trong quá trình thu hẹp khoảng cách phát triển ở ASEAN và khuyến khích mạnh mẽ các nghị viện thành viên AIPA tập trung vào việc đạt được các mục tiêu của Cộng đồng Kinh tế ASEAN trong 10 năm tới, từ 2016-2025. Trong phiên họp của Ủy ban về các vấn đề xã hội, các đại biểu tập trung bàn thảo và xem xét dự thảo Nghị quyết về Bảo vệ quyền của người cao tuổi và tăng cường chất lượng cuộc sống của họ, dự thảo Nghị quyết về tăng cường giáo dục đại học trong ASEAN hướng tới một Cộng đồng ASEAN toàn diện, dự thảo Nghị quyết về hình thành Nhóm công tác kỹ thuật của Ủy ban Điều tra thực trạng AIPA nhằm đấu tranh chống hiểm họa ma túy (AIFOCOM-TWG) phù hợp với định hướng của AIPA-35 và dự thảo Nghị quyết về thông qua báo cáo của cuộc họp lần thứ 12 của AIFOCOM. Phiên họp của Ủy ban về các vấn đề tổ chức tập trung bàn thảo và thông qua Nghị quyết về sửa đổi quy chế AIPA, Nghị quyết về báo cáo tài chính của Ban thư ký AIPA, Nghị quyết về thông qua kế hoạch công tác 2015 của Ban Thư ký AIPA... Trong những cuộc họp của các ủy ban, đoàn Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng. Đặc biệt tại phiên họp của Ủy ban về các vấn đề chính trị, ý kiến của đoàn Việt Nam đề nghị nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hợp tác một cách toàn diện và gắn kết hơn giữa các nước thành viên ASEAN trong chống các mối đe dọa từ các tổ khủng bố, cực đoan và các nhóm cấp tiến. Ý kiến của đoàn Việt Nam cũng nhấn mạnh sự cần thiết đối với tất cả các bên đảm bảo việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố của các bên về ứng xử ở Biển Đông (DOC) và hướng tới sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), được các đoàn của các nước khác ủng hộ và thông qua./. Theo TTXVN |