Trong báo cáo công tác khám sức khỏe học sinh năm học 2021-2022 của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM công bố cuối năm 2022,ếtkếchếđộdinhdưỡnghợplýởcảtrườngvànhàđểhạnchếhọcsinhbéophìlich thi dau serie cho thấy trong số các bệnh tật học đường, tình trạng học sinh thừa cân, béo phì tại thành phố đông dân nhất nước này chiếm tỷ lệ cao nhất - gần 29%.
Tỷ lệ học sinh thừa cân, béo phì tăng cao ở khối tiểu học và có chiều hướng giảm dần từ khối trung học cơ sở đến khối trung học phổ thông.
Một thống kê tại Việt Nam năm 2021 cho kết quả tỷ lệ thừa cân, béo phì ở Hà Nội và TP.HCM chiếm 18% tổng số lượng người thừa cân, béo phì trên toàn quốc. Đáng lưu ý, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em trong độ tuổi học đường (5 - 19 tuổi) tăng từ 8,5% năm 2010 lên đến 19% năm 2020.
Tình trạng béo phì ở trẻ em thường kéo dài đến hết giai đoạn thiếu niên, ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm thành công trong học tập nếu như không có các biện pháp kiểm soát việc ăn uống và vận động thể lực.
Bên cạnh đó, trẻ béo phì, thừa cân cũng dễ gặp biến chứng về giải phẫu, các bệnh thoái hóa khớp, đau thắt lưng bởi khi trọng lượng cơ thể tăng thì sức nặng đè lên các khớp càng lớn, dẫn đến các khớp này sớm bị tổn thương, gây đau đớn và khó khăn trong vận động, sinh hoạt hàng ngày.
Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo, béo phì có nguy cơ mắc các bệnh như người trưởng thành nhưng có thể nặng hơn, ảnh hưởng đến nội tiết và tâm lý của trẻ. Ngoài ra, trẻ cũng bị ảnh hưởng tâm lý xã hội khi đi học. Trẻ sẽ dễ bị tự ti do bạn bè trêu ghẹo, chế giễu, chán chường, dẫn đến không muốn đi học. Dần dần các em trở nên thụ động, thiếu linh hoạt và cô đơn vì không có bạn, lâu dài sẽ dẫn đến trầm cảm.
Hai nguyên nhân khiến trẻ béo phì, thừa cân
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, lối sống ít vận động là nguyên nhân được các chuyên gia chỉ ra. Khi khẩu phần năng lượng ăn vào vượt quá nhu cầu năng lượng của cơ thể dẫn đến năng lượng dư thừa được chuyển thành mỡ tích lũy trong cơ thể.
Thói quen ăn nhanh, không nhai kỹ thức ăn, hay ăn vặt, sử dụng thức ăn nhanh, thích ăn ngọt, không ăn sáng, hay ăn nhiều vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ… cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến thừa cân, béo phì ở trẻ.
Bên cạnh đó, lối sống tĩnh tại như ít tập luyện thể dục thể thao, dành nhiều thời gian xem tivi, chơi trò chơi điện tử… cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Ngoài ra, cũng có 10% trẻ bị tình trạng do những bệnh lý bẩm sinh di truyền có bất thường gene.
Trước thực trạng báo động về trẻ bị thừa cân, béo phì, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cả ở trường học và ở nhà.
Theo đó, cho trẻ ăn đúng giờ theo bữa, đảm bảo đa dạng thực phẩm, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi. Không cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn ngọt, thức ăn béo.
Cần tạo điều kiện để trẻ có thể vui chơi, vận động sau những giờ học căng thẳng, thông qua các hoạt động đơn giản như đi bộ đến trường, về nhà; tham gia các môn thể thao (nhảy dây, đá bóng, cầu lông, …), làm các công việc nhà (quét nhà, lau dọn nhà cửa...). Hạn chế cho trẻ ngồi xem tivi lâu, chơi điện tử. Trẻ cũng ần được ngủ đủ trung bình từ 8 - 10 tiếng mỗi ngày.
Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025 đặt ra chỉ tiêu:
- 50% trường học thực hiện việc đánh giá phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ về bệnh không lây nhiễm, sức khỏe tâm thần cho học sinh;
- 85% trường học tổ chức hoạt động vận động thể lực phù hợp cho học sinh thông qua các hoạt động thể thao ngoại khóa, hình thức câu lạc bộ thể thao;
- 100% trường học tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn cho học sinh thông qua các giờ học chính khoá, hoạt động ngoại khoá;
- 100% học sinh được tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe và nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh, tật học đường, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần; được giáo dục về dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn.
相关文章:
相关推荐:
1.3144s , 7522.25 kb
Copyright © 2025 Powered by Thiết kế chế độ dinh dưỡng hợp lý ở cả trường và nhà để hạn chế học sinh béo phì_lich thi dau serie,Betway