- Khác với thế hệ trẻ Việt Nam hiện đang “ăn Facebook,ìsaothếhệtrẻTrungQuốckhôngcầnđếtỷ số bỉ ngủ Facebook”, thường xuyên online trên mạng xã hội lớn nhất hành tinh từ sáng sớm đến đêm khuya, thế hệ trẻ Trung Quốc hoàn toàn xa lạ với các dịch vụ Internet phổ biến thế giới như Google, YouTube hay Facebook, Twitter…
Chiến lược “phòng hỏa trường thành” trên không gian mạng
Nổi tiếng về độ khắt khe với các dịch vụ công nghệ phổ biến của thế giới, Trung Quốc từng đóng cửa với hầu hết các hãng công nghệ lớn như Apple, Google, Facebook. Nhưng sức hút từ thị trường hơn 1 tỷ dân vẫn quá lớn, tới mức Apple phải chấp nhận đặt máy chủ lưu trữ thông tin iCloud của người dùng Trung Quốc tại quốc gia này.
CEO Facebook, Mark Zuckerberg chạy bộ tại quảng trường Thiên An Môn cùng vệ sĩ để vận động hành lang cho phép mở cửa Facebook trở lại tại Trung Quốc.
Tháng 3/2016, Mark Zuckerberg cũng chạy bộ tại quảng trường Thiên An Môn để vận động hành lang cho phép mở cửa Facebook trở lại tại Trung Quốc sau khi bị cấm vào năm 2009. Tuy nhiên, chỉ một ngày sau khi Facebook được phép mở công ty con ở Trung Quốc vào cuối tháng 7 vừa qua, chính phủ Trung Quốc đã lại rút giấy phép kinh doanh đối với mạng xã hội này.
Từ năm 1997, Trung Quốc bắt đầu kiểm duyệt Internet với hệ thống tường lửa “Phòng Hỏa Trường Thành” - The Great Firewall. Việc Trung Quốc đóng cửa Internet với thế giới không tránh khỏi những hạn chế nhất định, nhưng không phải là không có mặt tốt. Các sản phẩm và dịch vụ Internet nội địa của Trung Quốc nhờ vậy cũng có nhiều cơ hội phát triển lớn mạnh. Người dân Trung Quốc cũng không bị lệ thuộc vào các dịch vụ Internet của thế giới.
Giả sử trong trường hợp bị mất toàn bộ kết nối với mạng Internet toàn cầu, hệ thống mạng Internet trong phạm vi Trung Quốc vẫn hoạt động được độc lập, và người dùng vẫn có thể sử dụng các dịch vụ đặt máy chủ tại Trung Quốc để làm việc và liên lạc với nhau bình thường.
Nguy cơ từ việc lệ thuộc mạng Internet toàn cầu
Tình huống mất kết nối với mạng Internet toàn cầu từng xảy ra tại Việt Nam vào tháng 12/ 2006. Khi đó, Hệ thống liên lạc khắp châu Á bị tê liệt trầm trọng sau khi trận động đất ở Đài Loan làm đứt mạng cáp ngầm dưới biển.
Hoạt động giao dịch tiền tệ ở các thị trường tài chính lớn như Tokyo, Seoul đều bị tê liệt sau sự cố đứt cáp biển do động đất Đài Loan năm 2006.
Tại Việt Nam, các công sở hầu như đều rơi vào tình trạng náo loạn vì không thể liên lạc hay gửi email được, dịch vụ điện thoại quốc tế cũng ngừng hoạt động do quá tải. Trong hơn 1 tuần gặp sự cố, nhiều người đã lần đầu tiên nhìn thấy được mức độ lệ thuộc vào Internet trong công việc và đời sống hàng ngày của mình, cảm thấy như bị cô lập giữa ốc đảo.
Các công ty Việt Nam hoạt động trên toàn quốc còn rơi vào tình trạng khủng hoảng hơn khi không thể trao đổi công việc hoặc gửi sản phẩm giữa các tỉnh thành qua Internet, chẳng hạn như file thiết kế đồ họa, ứng dụng phần mềm, các văn bản tài liệu được số hóa…
Tuy nhiên, các hệ thống email và chat của nhà cung cấp trong nước vẫn có thể hoạt động bình thường, và trở thành giải pháp tình thế rất hiệu quả để thay thế cho Yahoo Mail, Gmail, chat Yahoo Messenger hay các dịch vụ lưu trữ file. Nhưng do giới hạn về dung lượng lưu trữ, mức độ phổ biến, nên các ứng dụng email và chat trong nước vẫn không thể thay thế được hoàn toàn.
Trung Quốc là quốc gia chịu ảnh hưởng ít nhất từ sự cố mạng Internet đình trệ toàn châu Á năm 2006, vì người dùng tại quốc gia này sử dụng một hệ sinh thái các dịch vụ Internet đều có máy chủ đặt trong nước. Nhờ đó, các hoạt động công sở hay thông tin liên lạc hầu như không bị gián đoạn.
Thế hệ trẻ Trung Quốc không cần tới Facebook, Google
Sở hữu lượng người dùng Internet lớn nhất thế giới tại thị trường nội địa có dân số hơn 1 tỷ người, ý thức về việc tránh lệ thuộc vào dịch vụ và công nghệ của phương Tây được các nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra từ rất sớm. Chiến lược về công nghệ của Trung Quốc được triển khai nhất quán theo công thức: “Thế giới có cái gì, Trung Quốc có cái đó.”
Thị phần các dịch vụ Internet thịnh hành tại Trung Quốc so với dịch vụ của thế giới. Ảnh: Statista.
Thế hệ trẻ Trung Quốc sinh sau năm 1980 hoàn toàn không có nhu cầu sử dụng Facebook hay YouTube, Google, bởi họ đã có các dịch vụ tương tự từ nhà cung cấp trong nước. Thế giới có Facebook, họ có Weibo, Renren và nhiều mạng xã hội nhỏ khác. Thế giới tìm kiếm trên Google Search, còn họ có công cụ tìm kiếm riêng có tên Baidu. Thay vì Gmail của Google Trung Quốc có dịch vụ email riêng có tên QQ, bao gồm cả tính năng chat như Yahoo Messenger.
Với các dịch vụ nhắn tin phổ biến thế giới như Viber, WhatsApp hay gần đây là Facebook Messenger, Trung Quốc có dịch vụ tương tự là WeChat. Không chỉ dừng lại ở nhắn tin trên di động, WeChat còn mở rộng ra thành mạng xã hội, hỗ trợ cả chức năng chuyển tiền và thanh toán điện tử, mua sắm, gọi taxi, mua vé phim và nhiều dịch vụ nội địa khác.
Nếu cần mua sắm trực tuyến, thay vì phải truy cập vào Amazon, người dùng Trung Quốc sẽ vàoTMall.com. Thay vì dùng thẻ tín dụng Visa hay Master, họ dùng dịch vụ thanh toán điện tử AliPay. Toàn bộ hệ sinh thái dịch vụ nội địa này của Trung Quốc đã đáp ứng rất tốt mọi nhu cầu của người dùng Internet trong nước, và đó là lý do khiến giới trẻ ở quốc gia đông dân nhất thế giới thờ ơ với Facebook, Google.
Các nhà cung cấp trong nước cũng sẵn sàng hợp tác với cơ quan chức năng và chính phủ Trung Quốc để truy xuất dữ liệu người dùng, chứ không khó khăn như việc Apple từ chối FBI khi cơ quan này yêu cầu mở khóa iPhone của nghi phạm khủng bố.