Theàcơchếphùhợpđểkhuyếnkhíchpháttriểncácdịchvụmớilĩnhvựnec đấu với psvo đại diện Vụ Thanh toán- Ngân hàng Nhà nước, Sandbox cũng là một trong những giải pháp cụ thể mà Ngân hàng Nhà nước đã nghiên cứu để hướng tới hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trong đó có các doanh nghiệp lĩnh vực Fintech (Ảnh minh họa: Internet) |
Tại Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ vừa được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt ngày 12/8 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước được giao các nhiệm vụ: xây dựng quy định các giao dịch thanh toán xuyên biên giới thông qua cổng thanh toán do Ngân hàng Nhà nước cấp phép; phối hợp với các Bộ, ngành để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để quản lý hoạt động thanh toán điện tử đối với việc cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới được các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp từ bên ngoài lãnh thổ vào Việt Nam; nghiên cứu cơ chế thí điểm quản lý hoạt động cho vay ngang hàng; và nghiên cứu, xây dựng Đề án cơ chế quản lý thử nghiệm (Sandbox – PV) cho hoạt động Fintech trong hoạt động ngân hàng.
Trao đổi tại buổi tọa đàm “Chính sách quản lý Fintech” được Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) và chuyên trang ICTnews của báo VietNamNet tổ chức ngày 20/8, đánh giá về chính sách với Fintech tại Việt Nam, Luật sư Phùng Anh Tuấn, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký VAFI cho rằng, mặt bằng chung đã khá tốt. Cụ thể, ngoài 2 văn bản pháp luật chính là Nghị định 101 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt và Thông tư 39 năm 2014 hướng dẫn dịch vụ trung gian thanh toán đều đang được điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới, Ngân hàng Nhà nước cũng đang xây dựng cơ chế thí điểm đối với dịch vụ cho vay ngang hàng, đề án thử nghiệm với hoạt động Fintech và đề án thí điểm Mobile Money.
Nhấn mạnh một trong những việc quan trọng cần làm là cải cách thể chế, tháo gỡ những khó khăn từ cơ chế là “nhiệm vụ số một” để khuyến khích đầu tư kinh doanh lĩnh vực CNTT trong đó có Fintech, ông Tuấn thẳng thắn chỉ rõ, vẫn có những lĩnh vực cần phát triển thêm như các dịch vụ mới trong Fintech.
“Chẳng hạn như, trong giao dịch điện tử, có rất nhiều thay đổi nhanh chóng, nhiều loại dịch vụ hiện tại đã có trên thị trường song chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật nào. Vì thế, chúng tôi cho rằng cơ chế Sandbox là một cơ chế rất phù hợp để khuyến khích những dịch vụ mới ra đời, phát triển thị trường hơn theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp mới làm những gì mà pháp luật không cấm”, ông Tuấn đề xuất.
Mặt khác, vị Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VAFI đánh giá, định hướng ban hành chính sách hiện nay dường như vẫn theo hướng tăng cường quản lý, siết chặt kiểm soát với Fintech nhiều hơn là tạo điều kiện phát triển trước và quản lý sau theo cơ chế Sandbox.
Theo phân tích của đại diện VAFI, có 2 lỗi thường xảy ra khi cơ quan quản lý nhà nước đặt ra quy định pháp luật cho các lĩnh vực mới: quy định quá chặt chẽ, quá nhiều để đảm bảo các hoạt động đó có thể diễn ra an toàn; hay quy định quá lỏng dẫn đến chuyện có thể có những sai phạm do chưa có quy định pháp luật. “Qua các nghiên cứu khác nhau trong nhiều năm về lĩnh vực pháp luật quản lý cạnh tranh, hạn chế chống độc quyền, chúng tôi thấy rằng, lỗi dạng 1 là lỗi không tốt khi so sánh với lỗi dạng 2”, đại diện VAFI nêu quan điểm.
(责任编辑:Thể thao)
Xét xử Bí thư xã ở Lâm Đồng sát hại cháu vợ rồi đốt xác phi tang
Bác sĩ thực tập đệm đàn cho bệnh nhân hát để thư giãn buổi trưa
Các đại sứ nước ngoài ăn cá ủng hộ người dân vùng biển
Jason Statham lái siêu xe đến ra mắt bom tấn Fast & Furious: Hobbs & Shaw
Cận cảnh đôi Chóe Tứ Linh hàng tỷ đồng
Lộ diện xe siêu sang Maybach S 600 Pullman giá 70 tỷ của đại gia Sài Gòn
Cấm nghệ sĩ, người đẹp chụp ảnh nude
FSB phá âm mưu đánh bom ở Sverdlovsk, Ukraine công bố tổn thất của Moscow
Triển lãm Ảnh và Phim phóng sự cộng đồng ASEAN tại Huế