Mới đây,ữngđứatrẻsinhnămcầnhọcgìđểtồntạty so 7m cn tại Hội nghị thường niên về giáo dục với chủ đề “Sáng tạo là kỷ nguyên tiếp theo của trí tuệ”,các diễn giả và những nhà giáo dục đã có những bàn luận xoay quanh chủ đề định hướng giáo dục sáng tạo cho tương lai.
Ông Võ Hùng, thành viên Hội đồng cố vấn, Đại học Fullbright, đồng thời là Phó Tổng giám đốc Biti's nhận định, thế hệ trẻ Gen Z là một thế hệ sáng tạo, đa năng, có cơ hội chứng kiến sự phát triển của trí tuệ thông minh nhân tạo, sự tiến bộ của công nghệ sinh học,... Gen Z cũng đang phải đối diện với thời kỳ đặc biệt trong lịch sử nhân loại - thời kỳ thế giới và con người phải thay đổi để thích ứng.
Thế hệ này sẽ phải học cách thích nghi, phát triển trí thông minh cảm xúc, tập trung vào tìm hiểu bản thân và xây dựng giá trị riêng, đồng thời hình dung về bức tranh hiện thực lớn hơn để làm mới bản thân ngay trong hiện tại và trong 3 năm, 5 năm, 10 năm tới.
Còn đối với những đứa trẻ sinh ra vào năm 2020, 2021, trong khoảng 30 năm tiếp theo, khi AI có những bước tiến rất xa và có thể thay thế con người ở 80% công việc của ngày hôm nay, việc phát triển tư duy, cảm xúc, kỹ năng để làm bất cứ việc gì lại càng trở nên quan trọng hơn nữa.
Ông Võ Hùng, thành viên Hội đồng cố vấn, Đại học Fullbright, đồng thời là Phó Tổng giám đốc Biti's
Bởi lẽ, chuyển đổi số trên tất cả phương diện của cuộc sống đã tạo ra những cơ hội bất tận, biến nhiều điều không thể thành có thể. Thế hệ này sẽ có nhiều hơn sức mạnh của sự sáng tạo, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với rất những thách thức.
“Thứ mà có lẽ không thay đổi trong tương lai, là chúng vẫn sẽ phải xử lý, giải quyết vấn đề, học cách sống với những tham vọng, đam mê; sống giữa thế giới bên ngoài và chính bản thân – một nhiệm vụ rất kinh điển của con người. Khi những điều cốt lõi không đổi, nhưng thách thức và cơ hội thay đổi, thì giáo dục cũng buộc phải thay đổi theo”.
Theo ông Hùng, hiện nay giáo dục vẫn đang chỉ chuẩn bị cho người học đảm nhận một công việc cụ thể nào đó với những hàm lượng chuyên môn và kỹ năng nhất định.
Nhưng ở thì tương lai, đặc biệt trong một tương lai bất định, không ai có thể thấy rõ và chắc chắn được cách nó sẽ diễn ra ra sao trong vòng 20, 30 năm tới. Do đó, giáo dục cần phải phát triển thành giáo dục sáng tạo để hỗ trợ cho những đứa trẻ sinh ra trong thời điểm này phát triển tư duy, tâm hồn, cảm xúc và kỹ năng, từ đó có thể làm bất kỳ việc gì thay vì một công việc nhất định.
Cụ thể, có 6 điều theo ông Hùng, giáo dục sáng tạo cần phải dạy cho trẻ để có thể tồn tại trong thời đại trí tuệ thông minh nhân tạo.
Thứ nhất, đó là phải giúp trẻ chủ động sáng tạo bằng cách nuôi dưỡng sự tò mò, đề cao và phát huy khả năng tưởng tượng, đồng thời đặt niềm tin vào trẻ.
Thứ hai, cần giúp trẻ làm quen với nhiều hình thái, khía cạnh khác nhau của cùng một chủ đề và học cách thể hiện.
Thứ ba, cần dạy trẻ sự chủ động độc lập, nhưng hiểu tầm quan trọng của sự kết nối và những mối quan hệ hữu ích.
Thứ tư, cần giúp trẻ rèn luyện sự kiên trì và kiên định; học cách vượt qua khó khăn và giải quyết khó khăn, dám đương đầu với khó khăn, thử thách.
Thứ năm, cần phải giúp trẻ làm quen và chấp nhận những sự bất định, không chắc chắn; không ngần ngại với sự hỗn loạn; thích thú với sự thay đổi và sẵn sàng làm mới cái cũ, sáng tạo ra tương lai.
Thứ sáu,cần dạy trẻ hiểu và tôn trọng tính nhân bản, tập trung vào cốt lõi của tình yêu, khả năng thấu cảm và sự trắc ẩn.
Ông Hùng cho rằng, làm được những điều đó sẽ tạo ra một thế hệ người trẻ Việt rất khác trong vòng 20 - 30 năm tới.
“Thế hệ trẻ ở những năm 2040, 2050 của Việt Nam sẽ là những người tự hào về cội nguồn của mình, tự hào về bản sắc cá nhân; có tầm nhìn toàn cầu, thấu hiểu các vấn đề ở trên diện rộng; sẵn sàng kết nối với nhân loại; chấp nhận bản thân, tôn trọng sự khác biệt; thích nghi với sự thay đổi và sáng tạo; nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc (EQ) và trí thông minh thích ứng (AQ) tốt hơn; có khả năng thấu cảm và trắc ẩn, biết yêu thương, biết bảo vệ môi trường, thế giới”.
Ông Bùi Vũ Thanh, Chủ tịch Tổ chức Giáo dục Embassy.
Đồng tình với điều này, ông Bùi Vũ Thanh, Chủ tịch Tổ chức Giáo dục Embassy cho rằng, trong kỷ nguyên của trí tuệ thông minh nhân tạo, cần thiết phải thay đổi cách thức giáo dục, trong đó sự thay đổi quan trọng nhất chính là tập trung vào giáo dục sáng tạo.
“Giáo dục sáng tạo là phải tạo ra một môi trường mở để trẻ có thể đặt bất kỳ câu hỏi nào mà không bị chê trách. Giáo dục sáng tạo chưa được nhìn nhận đúng khi nói: “Một người thầy không làm gì cả, không cho trẻ câu trả lời sẵn có nào cả, mà chỉ để cho trẻ tự khám phá”.
Ngoài ra, giáo dục sáng tạo cần phải dựa trên những nền tảng kiến thức nhất định. Từ đó, trẻ mới có thể sắp xếp, kết nối các điểm lại với nhau để tạo nên những ý tưởng mới”.
Theo ông Thanh, trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng từng ngày, nếu chỉ học kiến thức hay thiên về một mảng nào đó mà thiếu đi sự phát triển toàn diện, thế hệ trẻ sau khi rời môi trường đại học để bước ra thị trường lao động sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn.
Do đó, điều quan trọng nhất là ngay từ sớm, trẻ cần phải được sống trong không gian khuyến khích việc tự giải quyết vấn đề, luôn nhìn mọi việc theo hướng tìm giải pháp, biết thích nghi với sự thay đổi. Nếu được trang bị những điều đó, trẻ có thể tự tin thích ứng trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
Thúy Nga
Nêu quan điểm về việc nuôi dạy các con, GS Ngô Bảo Châu cho biết, bản thân không đặt nặng về kết quả học tập hay điểm số. Điều ông mong muốn là các con trở thành những người độc lập, hạnh phúc và làm chủ cuộc sống của mình.