Hãng tin Bloomberg ngày 13/2 cho biết,ĐứcvượtNhậtBảntrởthànhnềnkinhtếlớnthứthếgiớitrongnăbongdamobi số liệu tăng trưởng kinh tế mới nhất của Nhật Bản gần như chắc chắn cho kết quả rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia châu Á thấp hơn Đức trong năm 2023 (tính theo đồng USD). Báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, nền kinh tế Nhật Bản đã giảm từ mức 6.300 tỷ USD vào năm 2012 xuống khoảng 4.200 tỷ USD vào năm 2023. Nguyên nhân chủ yếu tới từ việc đồng Yên trượt giá từ mức dưới 80 Yên đổi 1 USD xuống còn khoảng 141 Yên vào năm ngoái. Tuy vậy, hãng tin Bloomberg cho rằng việc Đức vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế thứ ba thế giới sẽ không mang tính bền vững, bởi Ấn Độ được dự báo sẽ vượt quả cả hai nước này trong vài năm tới. Cá Đức và Nhật Bản đều đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số, khan hiếm tài nguyên thiên nhiên và phụ thuộc lớn vào ngành công nghiệp ô tô. Tại Nhật Bản, tình trạng thiếu hụt nguồn lao động đã bắt đầu từ năm 2010, và được dự báo sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu tỷ lệ sinh không được cải thiện. Trong khi đó, Ấn Độ đã trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới trong năm 2023 và dự kiến sẽ giữ đà tăng trưởng trong nhiều thập kỷ tới. Với hơn 2/3 dân số trong độ tuổi lao động, Ấn Độ được kỳ vọng sẽ sản xuất được nhiều hàng hóa và thúc đẩy đổi mới công nghệ trong khu vực, nhất là khi nhiều quốc gia châu Á đang vật lộn với tình trạng dân số già. Thủ tướng Narendra Modi cũng đã công bố nhiều chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất trong nước và hướng tới việc đưa Ấn Độ thành trung tâm xuất khẩu toàn cầu. Thông qua việc Apple và Samsung tăng cường sản xuất tại Ấn Độ, New Delhi kỳ vọng rằng mức đóng góp của ngành này vào GDP cả nước sẽ tăng lên 25% vào năm 2025.Nga trở lại danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới
Nga đã trở lại top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm 2022, và lần đầu tiên xếp thứ 8 kể từ năm 2014.