Khám phá xa lộ giữa sông được mệnh danh đẹp nhất Trung Quốc_ty le keo truc tuyen

Được hoàn thiện vào năm 2015,ámpháxalộgiữasôngđượcmệnhdanhđẹpnhấtTrungQuốty le keo truc tuyen 'đường cao tốc trên sông' của Trung Quốc được thiết kế để nối thị trấn Gufuzhen ở quận Xingshan với đường cao tốc chính chạy giữa hai thành phố Thượng Hải và Thành Đô.

Thoạt nhìn, con đường chạy trên sông này khiến nhiều người phải đặt câu hỏi là tại sao phải xây dựng một tuyến đường trên cao ở giữa sông Tương Tây, trong khi họ có thể cho nó chạy trên đất liền?

Tuy nhiên, các kỹ sư Trung Quốc tham gia dự án này cho biết một xa lộ chạy dọc theo khu vực giữa lòng sông không những rẻ hơn về mặt xây dựng mà còn hiệu quả hơn so với những loại đường khác.

Trên thực tế, việc xây một đường cao tốc xuyên qua vùng núi phức tạp như ở thung lũng sông Tương Tây khó hơn người ta vẫn tưởng. Hoạt động này bao gồm việc đào nhiều đường hầm xuyên qua núi đá, di dời người dân đang cư trú bên bờ sông và gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái động thực vật địa phương.

Sau khi tính toán, các kỹ sư đã chỉ ra rằng việc xây dựng một tuyến đường trên cao chạy theo khu vực giữa sông vừa rẻ vừa nhanh hơn so với hoạt động xây dựng trên mặt đất. Thêm vào đó, nó cũng giải quyết tất cả các khó khăn khác.

Tất nhiên, việc xây dựng một tuyến đường trên cao dài 4,4 km chạy theo những khúc cua của sông Tương Tây có giá không hề rẻ, nhưng nó tốt hơn nhiều so với những giải pháp còn lại.

Con số 440 triệu nhân dân tệ (71 triệu USD) chi phí xây dựng đường vẫn ít hơn nhiều lần so với chi phí xây dựng một đường cao tốc trên mặt đất. Thêm vào đó, nó rút ngắn thời gian lái xe từ Gufuzhen đến đường cao tốc chính, từ hơn một giờ xuống chỉ còn khoảng 20 phút.

Qua 8 năm kể từ khi khánh thành, xa lộ trên sông của Trung Quốc đã phần nào trở thành một điểm thu hút khách du lịch, với hàng triệu người đến Hồ Bắc để trải nghiệm việc lái xe giữa sông và ngắm nhìn những cảnh đẹp ngoạn mục hai bên đường.

Đỗ An(Tổng hợp)

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Bệnh tim: Người suy tim nặng
下一篇:'Quái kiệt' Xuân Hoa sống khổ cực, qua đời trong phòng trọ vì Covid