Tại các kỳ thi tuyển sinh,âuhồipháchkhiếngầnthísinhthilớpởTháiBìnhbịlệchđiểkết quả trận slavia praha trong quy trình chấm và trả điểm thi, hồi phách (ghép phách) là một trong những khâu cuối cùng và rất quan trọng. Mã phách thí sinh phải trùng khớp với bài thi. Việc hồi phách chỉ được thực hiện khi đã hoàn thành chấm thi và nhập điểm trên phần mềm.
Tuy nhiên, tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 của tỉnh Thái Bình, Thanh tra tỉnh bước đầu kết luận, quá trình thực hiện việc hồi phách bài thi tự luận không đúng quy định. Dù vậy, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thái Bình Đặng Xuân Phong khẳng định, sai sót này không xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân nào có yếu tố tiêu cực.
Quá trình hồi phách tại kỳ thi lớp 10 ở Thái Bình
Ông Đặng Xuân Phong cho biết, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 vừa qua tại Thái Bình được áp dụng theo quy chế thi tốt nghiệp THPT, sau khi kết thúc quá trình coi thi, tất cả các bài thi (tự luận và trắc nghiệm) đều được tập trung về địa điểm làm phách.
Những bài thi trắc nghiệm (không phải làm phách) sẽ được chuyển cho ban chấm thi trắc nghiệm. Bài thi tự luận sẽ được ban làm phách tiếp nhận, xử lý. Khâu làm phách được hỗ trợ bởi phần mềm hỗ trợ chấm thi.
Ông Phong cho biết: “Ban làm phách làm việc độc lập, khách quan, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch hội đồng thi. Hoạt động làm phách được diễn ra trong khu vực cách ly, có sự bảo vệ của thanh tra và công an tỉnh. Mọi sự can thiệp từ bên ngoài hay bên trong ra đều phải thực hiện đúng quy định, thông qua bộ phận thư ký thanh tra và công an tỉnh giám sát. Kể cả nhu yếu phẩm đưa vào cũng được kiểm soát chặt chẽ”.
Sau khi làm phách, bài thi tự luận được chuyển sang ban chấm thi để thực hiện nhiệm vụ. Số phách, đầu phách được niêm phong và bảo quản theo chế độ mật trong suốt thời gian chấm thi.
Tiếp đó, ban chấm thi chấm các bài thi tự luận, thực hiện việc nhập điểm. Sau khi khâu nhập điểm hoàn thành, ban làm phách bàn giao đầu phách (còn nguyên niêm phong) cho ban thư ký để tiến hành ghép phách và lên điểm, đây chính là khâu hồi phách.
Theo quy định, Ban thư ký hoàn thành việc nhập điểm vào phần mềm; ghép toàn bộ dữ liệu nhập điểm bài thi tự luận với dữ liệu thông tin của thí sinh kèm số phách (do Ban làm phách cung cấp sau khi hoàn thành công tác nhập điểm); in biểu kiểm dò từ phần mềm để khớp phách bằng tay ngẫu nhiên tối thiểu 20% số bài thi tự luận. Nếu có sai sót, lập biên bản báo cáo Chủ tịch hội đồng thi để xác định nguyên nhân và xử lý. Các túi bài thi được mở và sử dụng trong quá trình khớp phách được niêm phong lại.
Tuy nhiên, kết quả thanh tra đã chỉ ra, trong quá trình thực hiện hồi phách bài thi tự luận, số lượng bài thi được kiểm tra khớp phách bằng tay chỉ đạt tỷ lệ 0,71%, không đảm bảo ít nhất 20% số bài thi tự luận theo quy định.
Khi phát hiện sai sót (một số bài thi bị lệch phách), ban thư ký không lập biên bản mà chỉ ghi lại thông tin những thí sinh có sai sót, chuyển cho ông Nguyễn Viết Hiển, Giám đốc Sở GD-ĐT Thái Bình, Trưởng ban chỉ đạo kỳ thi.
Việc Trưởng ban chỉ đạo kỳ thi không xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục sai sót qua kiểm tra, giám sát; không kịp thời báo cáo UBND tỉnh về sự cố bất thường tại kỳ thi này là không đúng quy định.
Theo ông Phong, khâu hồi phách có khoảng 30 cán bộ tham gia. Tuy nhiên, kết luận thanh tra mới chỉ ra sai sót ở khâu hồi phách, chưa xác định số lượng cán bộ, giáo viên liên quan sai phạm.
Một khâu sai sót khiến niềm vui của thí sinh này là nỗi buồn của thí sinh khác
Trong quá trình thanh tra vụ việc điểm thi lớp 10 Thái Bình, sau khi thực hiện khớp phách lại bằng tay, thanh tra tỉnh xác định, có 2.997 bài thi lệch phách, làm sai điểm của 2.750 bài thi; 49 bài thi sai sót trong quá trình ghi điểm và nhập điểm, trong đó 19 bài thi bị sai điểm so với bảng điểm đã công bố.
Sai sót “không tưởng” này đã khiến 2.769 bài thi tự luận bị sai điểm; 1.589 thí sinh bị sai tổng điểm xét tuyển; sai điểm chuẩn xét tuyển đợt 1 của 4/12 lớp chuyên thuộc hội đồng tuyển sinh trường THPT chuyên, 11/29 hội đồng tuyển sinh các trường THPT đại trà, sai kết quả tuyển sinh của 510 thí sinh.
Từ đó, tại hội đồng tuyển sinh trường THPT chuyên có 15 thí sinh từ đỗ thành trượt và ngược lại, 15 thí sinh từ trượt thành đỗ; tại hội đồng tuyển sinh các trường THPT đại trà, có 237 thí sinh từ trượt thành đỗ, 243 thí sinh từ đỗ thành trượt.
Đây cũng là nỗi trăn trở lớn nhất của lãnh đạo UBND tỉnh cũng như Sở GD&ĐT tỉnh Thái Bình trong vụ việc điểm thi lớp 10 này.
Nhằm khắc phục hậu quả của sai sót, Sở GD-ĐT Thái Bình đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp với các cấp chính quyền, tổ chức, đoàn thể gặp mặt học sinh đã được công nhận trúng tuyển lần trước nay không trúng tuyển để làm công tác tư tưởng, động viên; đồng thời hướng dẫn các em cách đăng ký xét tuyển vào các trường tư thục, trường nghề tại trên địa bàn tỉnh nếu có nhu cầu, nhằm đảm bảo tất cả học sinh đều có quyền được đến trường. Sở cũng khẩn trương, nỗ lực khắc phục hậu quả để đảm bảo khung thời gian năm học mới diễn ra theo đúng kế hoạch chung của Bộ GD&ĐT.
Về những sai phạm trong kỳ thi vào lớp 10 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Phạm Văn Nghiêm cho biết, UBND tỉnh giao thanh tra tỉnh tiếp tục thanh tra, làm rõ tồn tại, hạn chế, vi phạm, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ở tất cả các khâu dẫn đến việc bị lệch phách, sai điểm của thí sinh, sai kết quả tuyển sinh nêu trong kết luận thanh tra và kiến nghị biện pháp xử lý; tiến hành thanh tra các nội dung khác liên quan đến tổ chức kỳ thi; các sở, ban ngành có liên quan khẩn trương thực hiện kết luận thanh tra.
Trong quá trình thanh tra, thực hiện đúng quy định pháp luật, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho học sinh.
Phụ huynh vụ thí sinh thi lớp 10 từ đỗ thành trượt: 'Gia đình tôi mất ngủ cả đêm'Phụ huynh của các thí sinh từ đỗ thành trượt tại kỳ thi vào lớp 10 tại Thái Bình bức xúc trước kết quả sau thanh tra.