Có ý tưởng,Ýtưởngđammêlàchìakhóađểthànhcônhận định bắc macedonia có đam mê cộng với sự hỗ trợ của tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) cùng chính sách khuyến công trên địa bàn tỉnh, nhiều chị em đã tự tin khởi nghiệp và khởi nghiệp thành công. Tự hào hơn là có người còn tạo nên sản phẩm đạt chuẩn OCOP cho tỉnh nhà…
Chị Lê Nguyên Thảo hướng dẫn nhân công hái tiêu lốp chín tại vườn
Bỏ làm thuê, về làm chủ
Từng là một phiên dịch viên tiếng Nhật với mức thu nhập khá nhưng chị Lê Nguyên Thảo ở xã An Điền, TX.Bến Cát nghĩ không lẽ mình… làm thuê hoài! Và thế là ý tưởng khởi nghiệp thôi thúc chị về làm giàu trên đất vườn nhà mình.
Đưa chúng tôi đi thăm vườn tiêu lốp đang vào vụ thu hoạch, chị Lê Nguyên Thảo nói ở đây do mình quản lý. Phía bên kia là vườn kiểng cũng rất quy mô, phong phú cây giống, là tâm huyết, thành quả lao động của ba chị, một giáo viên nghỉ hưu. Vườn tiêu lốp của chị rộng hơn 1 ha tại xã An Điền, TX.Bến Cát cũng là nơi chị khởi nghiệp làm muối tiêu lốp, bột tiêu lốp và tiêu lốp sấy khô bán ra thị trường.
Chị Nguyên Thảo chia sẻ mong muốn được kinh doanh nên chị mạnh dạn khởi nghiệp với mô hình trồng tiêu. Vườn tiêu hơn 5.000 trụ của gia đình chị đang phát triển rất tốt. Theo chị, cây tiêu lốp có ưu điểm là ít sâu bệnh, không phải dùng phân hóa học, nhanh cho trái và thu hoạch quanh năm. Hiện tại, tiêu lốp của gia đình chị đã có đầu ra ổn định với giá thu mua tiêu khô là 200.000 đồng/kg, tiêu tươi là 50.000 đồng/kg. Muối tiêu lốp có giá cao hơn muối tiêu bình thường nhưng khách vẫn chọn vì sản phẩm sạch, mùi thơm rất kích thích vị giác.
Cơ sở hồ tiêu của gia đình chị đã được Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và phát triển công nghiệp tỉnh thẩm định dự án, hỗ trợ số tiền 140 triệu đồng. Từ nguồn hỗ trợ này, gia đình chị đã đầu tư mua máy sấy tiêu để gia tăng thêm giá trị cho sản phẩm. Hiện nay, sau khi trừ các chi phí đầu tư, mỗi tháng lợi nhuận của vườn tiêu mang về cho gia đình chị khoảng 30 triệu đồng. Tháng 11-2022, sản phẩm tiêu lốp của cơ sở này được chứng nhận OCOP 3 sao. Từ khi đạt chuẩn OCOP, sản phẩm dễ tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ hơn.
Không chỉ khởi nghiệp thành công, làm được công việc mình đam mê mà chị Lê Nguyên Thảo còn tạo việc làm cho 4-10 nhân công tùy vào yêu cầu công việc. Công việc hái tiêu hiện nay khoảng 200.000 đồng/ngày và là công việc thời vụ cho những ai đang cần làm thêm. “Đưa được sản phẩm sạch, trồng theo phương pháp hữu cơ ra thị trường tôi vui lắm vì tôi luôn quan tâm đến vấn đề phát triển nông nghiệp xanh, sạch”, chị Nguyên Thảo chia sẻ.
Cũng mạnh dạn khởi nghiệp, nay chị Lê Thị Thanh Phượng, hội viên Hội LHPN phường Chánh Phú Hòa, TX.Bến Cát đã thành công với mô hình trồng nấm. Chị Phượng cho biết sau dịch bệnh Covid-19, chị đã chủ động tìm mua sản phẩm hỗ trợ sức khỏe cho bản thân. Nhận thấy sản phẩm đông trùng hạ thảo có nhiều tác dụng nhưng trên thị trường có quá nhiều loại, nhiều giá nên chị nảy ra ý tưởng nuôi trồng đông trùng hạ thảo vừa để dùng, vừa kinh doanh.