Có một “hung thần” thầm lặng trên xa lộ mà bấy lâu bị lãng quên; phải đến khi nhìn lại,ếngcòixekhôngcònlàchuyệnnhỏtỉ lệ cá cược hôm nay người ta mới giật mình nhận ra hậu quả đáng sợ của nó - Đó là tiếng còi xe. Trước tính chất nguy hiểm của việc sử dụng còi không đúng kỹ thuật, giới chuyên môn cho rằng cần tăng mức phạt nghiêm khắc hơn, để người điều khiển phương tiện tham gia giao thông chấp hành pháp luật, hạn chế tối đa những vụ tai nạn thương tâm có thể xảy ra do tiếng còi xe. Những âm thanh… ám ảnh Hà Nội có rất nhiều tuyến phố có biển báo cấm các phương tiện bấm còi. Việc bấm còi cũng được Luật Giao thông đường bộ quy định rõ bao gồm không bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi; lắp đặt, sử dụng còi không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới, sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự ATGT. Mặc dù luật pháp đã quy định như vậy, nhưng trên thực tế, việc chấp hành còn kém.
Tình trạng bấm còi xe bừa bãi xảy ra phổ biến ở hầu khắp các tuyến phố Hà Nội, đặc biệt ở các chốt đèn đỏ và tuyến đường vành đai lớn như Hồ Tùng Mậu - Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng - Xuân Thủy; ngã tư Xã Đàn - Tây Sơn - Tôn Đức Thắng - Đê La Thành; Trần Duy Hưng - Khuất Duy Tiến... Như bao người vẫn nói, ở Hà Nội, xe không có còi thì sao chạy được? Biết rằng về khía cạnh tích cực, tiếng còi xe là công cụ giúp cho việc điều khiển xe an toàn hơn. Nhưng phải ở chừng mực nhất định. Trong khi đó, tiếng còi xe trên nhiều cung đường Thủ đô còn quá khủng khiếp. Đường đông người thì còi nhiều, ít người thì còi ít, và không có người... vẫn bấm còi. Dường như những người tham gia giao thông đã được lập trình sẵn tâm thế “bấm còi” mọi lúc, mọi nơi: Đèn đỏ chưa chuyển sang xanh, người phía trước chưa đi - bấm còi; tắc đường - bấm còi; đi ngược chiều - bấm còi; thậm chí chuyển sai làn – cũng bấm còi... Theo quy định, âm lượng còi xe các phương tiện khi tham gia giao thông dao động từ 90 - 115 decibel. Dù vậy, nhiều xe tải, xe ben chở đất, đá và vật liệu xây dựng vẫn cố tình gắn các loại còi hơi, còi kích âm lên tới 250 decibel, gấp 2,5 lần so với quy định. Tình trạng này không chỉ gây ô nhiễm tiếng ồn mà còn dẫn đến nhiều vụ TNGT đau lòng. Cụ thể, khoảng 11 giờ 30 phút ngày 1/3, tại đường Ỷ Lan thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm đã xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng giữa xe máy và xe tải khiến 2 người thiệt mạng tại chỗ. Một người dân chứng kiến vụ việc cho biết, do xe tải còi quá to khiến người điều khiển xe máy giật mình, mất lái tông vào dải phân cách dẫn đến hậu quả như trên. “Đánh” nghiêm hơn vào túi tiền Giống như ở Việt Nam, dòng phương tiện lưu thông ở Lào, Thái Lan là dòng phương tiện hỗn hợp, trên đường có nhiều loại phương tiện khác nhau lưu thông. Thế nhưng lái xe trên hai đất nước này từ quốc lộ thưa vắng cho đến đô thị chen chúc rất ít nghe tiếng còi xe. TS Nguyễn Hồng Thái - giảng viên trường ĐH GTVT Hà Nội cho biết, nguyên nhân gốc rễ của “văn hóa bấm còi” vô tội vạ của đại đa số người tham gia giao thông xuất phát từ yếu tố ý thức muốn thể hiện “cái tôi” cá nhân. “Tính cá nhân này biểu hiện ở chỗ tách ra khỏi cộng đồng, không vì lợi ích chung. Người đi sau thì chen lên phía trước, chen không được thì bấm còi” - TS Nguyễn Hồng Thái nhận định. Như vậy mới thấy, người tham gia giao thông của nước mình quả thật mâu thuẫn. Nếu bây giờ có lệnh cấm còi xe sẽ kêu cấm thì sao tham gia giao thông được. Mà không cấm thì nơm nớp lo sợ vì tiếng còi đinh tai nhức óc của các “hung thần xa lộ”. Trong khi đó ý thức lại chẳng “động đậy”. Nhiều chuyên gia giao thông hiến kế, nếu ý thức của người dân chưa giác ngộ thì cần áp mức xử phạt gấp đôi đối với những trường hợp vi phạm. Có thể trước mắt chưa thể khiến tình hình “bấm còi” bát nháo ở Hà Nội chuyển biến ngay, nhưng nếu làm triệt để thì ý thức của người tham gia giao thông sẽ được nâng lên. Đồng thời, CSGT cần phối hợp với các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tăng cường hơn nữa kiểm tra các loại còi lắp trên phương tiện, phương tiện nào lắp không đúng loại còi, hoặc sử dụng còi hơi, còi điện vượt quá mức cho phép thì buộc phải tháo dỡ mới tiếp tục đăng kiểm. Luật của nhiều nước trên thế giới cấm sử dụng còi một cách liên tục hoặc gây ồn ào quá mức trong TP. Nếu vi phạm sẽ bị “đánh” mạnh vào túi tiền, thậm chí đối mặt với án phạt tù. Tại New York (Mỹ) có thể bị phạt 350 USD (khoảng 7,5 triệu đồng Việt Nam) vì vi phạm này. Ở Singapore, ngoại trừ trường hợp cần thiết để tránh va chạm, những ai bấm còi khi xe đang dừng sẽ bị phạt 70 SGD (1,2 triệu đồng), thậm chí có thể hầu tòa với mức án 3 tháng tù. Chính quyền Peru lại quy định những tài xế bấm còi với âm lượng như còi xe cảnh sát hoặc xe cứu thương bị phạt 47 USD và có thể bị tịch thu xe. Trong khi đó, chế tài xử phạt của nước ta còn nhẹ, chỉ dao động 100.000 - 800.000 đồng. “Nhằm ngăn chặn những vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra do tiếng còi xe, cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm cá nhân có hành vi vi phạm để làm gương, đồng thời nhanh chóng đưa ra mức xử phạt nghiêm khắc hơn” – luật sư Thành Chung – Đoàn Luật sư Hà Nội đề xuất. (Theo Kinh tế đô thị) |