Chuyển đổi số (CĐS) là cơ hội lớn để phụ nữ tiếp cận thông tin,ụnữTháiBìnhchủđộngchuyểnđổisốkqbong đa nắm bắt các cơ hội và tạo ra giá trị mới. Vì vậy, việc thúc đẩy CĐS trong công tác hội phụ nữ, trong mỗi cá nhân cán bộ, hội viên phụ nữ là nhiệm vụ được các cấp hội trong tỉnh tập trung thực hiện.
Bà Đặng Thị Thu, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Thanh Tân (Kiến Xương) là người nhạy bén với cái mới, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin và CĐS trong công tác hội. Theo bà, việc ứng dụng công nghệ thông tin và CĐS vào công tác hội và phong trào phụ nữ có rất nhiều ý nghĩa.
Trước đây, công tác quản lý hội viên chủ yếu làm thủ công bằng sổ sách, hồ sơ trên giấy nên mất rất nhiều thời gian. Nhưng nay, việc áp dụng phần mềm quản lý hội viên đã giúp giảm tải được sổ sách, việc tra cứu thông tin thuận tiện hơn; công tác quản lý thông tin hội viên chặt chẽ hơn.
Ban Chấp hành Hội LHPN xã còn thành lập nhóm zalo với gần 100 thành viên, phục vụ hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các phong trào, nhiệm vụ chính trị của địa phương đến hội viên, phụ nữ.
Ở xã Dương Phúc (Thái Thụy), việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp tổ chức hội thu hút đông đảo phụ nữ. Bà Vũ Thị Liễu, Chủ tịch Hội LHPN xã chia sẻ: Trong các hoạt động thiện nguyện, khi chúng tôi chia sẻ những câu chuyện về hành trình đỡ đầu trẻ mồ côi, người có hoàn cảnh khó khăn trên Fanpage, Zalo, đã có nhiều nhà hảo tâm tìm đến để ủng hộ.
Ngoài ra, nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, chị em đã tạo các nhóm để chia sẻ tâm tư, tình cảm, kinh nghiệm phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, nuôi dạy con ngoan, học giỏi; xem các điệu nhảy dân vũ để tập luyện, góp phần thúc đẩy phong trào dân vũ thể thao phát triển.
HTX Nông trại hữu cơ Thái Bình, xã Minh Hòa (Hưng Hà) do bà Phạm Thị Hương làm Phó Giám đốc là một trong những mô hình kinh tế tập thể tiên phong ứng dụng công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Bà Hương cho biết: HTX quy hoạch 3 vùng: trồng nấm; nuôi gà thịt; làm nhà màng trồng các loại cây như cà chua bi, nho hạ đen, nho sữa, bông cải xanh, cải bó xôi, xà lách thủy tinh, dưa lưới...
Các loại cây này được trồng theo công nghệ cao, sử dụng hệ thống tưới nước tự động bằng kỹ thuật nhỏ giọt hoặc phun sương. Khi ứng dụng công nghệ cao, mỗi vùng sản xuất đều được giám sát theo nhật ký điện tử nên lượng dinh dưỡng được giám sát chặt chẽ, không hao phí và có tính bao quát cao mà lao động thủ công khó có thể làm được. Việc tiêu thụ sản phẩm cũng được giao dịch trên các trang thương mại điện tử nên giá trị sản phẩm cũng tăng cao hơn so với trước.
Bà Phạm Thị Kim Dung, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Thái Bình cho biết: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đặt ra yêu cầu đối với các cấp hội phụ nữ về việc cần đẩy nhanh tiến trình CĐS, ứng dụng công nghệ thông tin; kết hợp trực tiếp và trực tuyến không chỉ trong chỉ đạo, điều hành. Yêu cầu đó còn đến từ khâu tổ chức hoạt động và kết nối hội viên. Song, thách thức đối với các cấp hội đó là một bộ phận cán bộ, hội viên chưa bắt nhịp, chưa tham gia sử dụng các nền tảng số...
Chính vì vậy, các cấp hội chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ hội. Từ những kiến thức được tập huấn, cán bộ hội tuyên truyền và tận dụng chính Facebook, Zalo cá nhân của từng hội viên để lan tỏa các hoạt động hội. Các cấp hội đã đổi mới cách thức đăng tải tin, bài trên các fanpage, hội, nhóm của Hội với nội dung phong phú, đa dạng, tạo sự lan tỏa, thu hút đông cán bộ, hội viên; từng bước thực hiện “phòng họp không giấy”...
Cùng với đó, thực hiện đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”, các cấp hội tập trung hỗ trợ phụ nữ tiếp cận kinh tế số gắn với phát triển kinh tế hộ gia đình, bán hàng trên nền tảng công nghệ số, kết nối, xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm.
Theo bà Dung, để đáp ứng hơn nữa yêu cầu CĐS và hội nhập quốc tế hiện nay, thời gian tới, mỗi cán bộ, hội viên, phụ nữ sẽ nỗ lực hơn nữa trau dồi kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ số trong hoạt động chuyên môn, lao động, sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và vị thế của phụ nữ trong xã hội.
TheoXuân Phương (Báo Thái Bình)