Thông tin trên được ông Trần Văn Tùng,ácdịchvụgốcđámmâylàcốtlõicủachuyểnđổikỹthuậtsốkèo trưc tuyến Thứ trưởng Bộ KH&CN chia sẻ tại hội thảo chuyên đề startup ICT chủ đề “Cloud Native – Xu hướng tất yêu cho Startup” được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) cùng Câu lạc bộ Đầu tư khởi nghiệp công nghệ số Việt Nam - VDI tổ chức trực tuyến vào ngày 4/12.
Cơ hội tốt cho khởi nghiệp sáng tạo công nghệ
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho biết, những năm gần đây, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam có bước phát triển sôi động. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội tại Việt Nam trong bối cảnh bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã thúc đẩy mạnh mẽ và lan tỏa sâu rộng tinh thần startup khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong mọi đối tượng và lĩnh vực.
Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ nhằm kiến tạo hệ sinh thái cho khởi nghiệp sáng tạo. Việc Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ Chương trình chuyển đổi số quốc gia chính là một cơ hội tốt cho khởi nghiệp sáng tạo công nghệ, đặc biệt là công nghệ số tại Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng, việc Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ Chương trình chuyển đổi số quốc gia chính là cơ hội tốt cho khởi nghiệp sáng tạo công nghệ tại Việt Nam (Ảnh minh họa: doanhtri.net).
Đến nay, Việt Nam đã có hơn 1.000 tổ chức đủ năng lực hỗ trợ khởi nghiệp, trong đó có 202 khu làm việc chung, 79 vườn ươm doanh nghiệp và 38 tổ chức thúc đẩy kinh doanh. Số lượng quỹ đầu tư mạo hiểm coi Việt Nam là thị trường mục tiêu hoặc có hoạt động tại Việt Nam hiện nay là 210 quỹ. Trong đó, có 37 quỹ có pháp nhân Việt Nam.
“Các con số này liên tục tăng trong những năm qua thể hiện sự tham gia tích cực của hệ sinh thái. Tôi nhận định rằng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam sẽ vươn lên là Trung tâm khởi nghiệp hàng đầu của cả châu Á”, ông Trần Văn Tùng chia sẻ.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng phát biểu tại hội thảo “Cloud Native – Xu hướng tất yêu cho Startup”.
Cũng theo đại diện Bộ KH&CN, với chủ đề “Đổi mới sáng tạo, kiến tạo tương lai” và được thiết kế với hơn 50 hội nghị, hội thảo, kết nối đầu tư, cuộc thi, tập huấn của 16 Làng công nghệ trải dài từ tháng 9 đến 12/2021, TECHFEST 2021 đang đồng hành cùng mục tiêu chung của Chính phủ về thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Tại TECHFEST năm nay, mô hình đổi mới sáng tạo mở - thách thức từ thực tiễn lần đầu tiên được thí điểm triển khai dành cho tất cả các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp có thể tham gia nhiều hơn, sâu hơn.
Giữa bối cảnh đại dịch Covid-19, chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội. “Mặc dù là thời điểm khó khăn, nhưng tôi tin rằng đây cũng chính là vận hội để các doanh nghiệp, đặc biệt là các startup đầu tư vào công nghệ để chuyển đổi số trong chính doanh nghiệp của mình và phục vụ, phát triển cộng đồng”, đại diện Bộ KH&CN nêu quan điểm.
Có chung nhận định với đại diện Bộ KH&CN, ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch Câu lạc bộ VDI cho rằng giai đoạn phục hồi nền kinh tế hậu Covid-19 là thời điểm startup cần nắm bắt cơ hội mới để vươn lên, “kiến tạo tương lai” thông qua sáng kiến công nghệ.
Ứng dụng “gốc đám mây” sẽ trở thành trở xu thế tất yếu tại Việt Nam
Là một hoạt động trong khuôn khổ TECHFEST 2021 và Diễn đàn chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam DX Summit 2021, tại hội thảo “Cloud Native – Xu hướng tất yêu cho Startup”, các chuyên gia đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp các đại biểu hiểu hơn về Cloud Native (gốc đám mây), một trong những nền tảng quan trọng góp phần vào chuyển đổi số của doanh nghiệp, tổ chức.
Các chuyên gia đều thống nhất rằng, Cloud là xu hướng tất yếu cho các startup công nghệ với nhiều lợi thế như tiết kiệm chi phí hạ tầng, khả năng mở rộng quy mô nhanh chóng, khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu. Đặc biệt, Cloud cũng là một trong những nền tảng quan trọng đảm bảo cho sự thành công của các startup công nghệ.
Với Cloud Native, đây là quá trình xây dựng các dịch vụ và ứng dụng tận dụng nhiều lợi ích của điện toán đám mây. Cấu trúc Cloud Native có khả năng mở rộng cao, hỗ trợ tự động hóa và độ linh hoạt của các dịch vụ gốc.
Tốc độ, sự linh hoạt, sự phát triển của Internet vạn vật (IoT), các sáng kiến Công nghiệp 4.0 và việc triển khai 5G đều đang thúc đẩy nhu cầu về điện toán Cloud Native. Thị trường Cloud Native được đánh giá là đang có những bước chuyển mình vượt trội, được định giá đạt 1.880 triệu USD vào năm 2023 với mức tăng trưởng kép hàng năm 22,4%.
Các chuyên gia cho rằng, ứng dụng Cloud Native không còn là khái niệm công nghệ mà sẽ trở thành xu thế tất yếu tại Việt Nam và trên thế giới giúp doanh nghiệp phục vụ khách hàng tốt hơn. Việc doanh nghiệp sử dụng các ứng dụng được thiết kế riêng biệt để chạy trên Cloud sẽ tạo điều kiện cho những thay đột đột phá, đảm bảo tính bền vững và quy mô lớn.
CEO Công ty VTI Cloud Trịnh Minh Giang cùng các diễn giả trao đổi về xu hướng Cloud Native của các startup công nghệ tại hội thảo ngày 4/12.
Trao đổi tại hội thảo, CEO Công ty VTI Cloud, ông Trịnh Minh Giang cho hay, các ứng dụng Cloud Native đã trở thành cách thức then chốt để doanh nghiệp gia tăng chiến lược kinh doanh và giá trị kinh doanh vì chúng có thể cung cấp trải nghiệm nhất quán trên Private Cloud, Public Cloud và Hybrid Cloud. Việc chuyển đổi cho phép doanh nghiệp tận dụng tối đa điện toán đám mây bằng cách chạy các ứng dụng ... có khả năng đáp ứng và đáng tin cậy, có thể mở rộng và giảm thiểu rủi ro.
Các dịch vụ Cloud Native là cốt lõi của đổi mới kỹ thuật số và là chìa khóa cho phân tích dữ liệu nâng cao, ứng dụng di động và chatbot. Các hoạt động phát triển, triển khai và kiểm thử phần mềm nằm trong cloud và có thể được mở rộng tùy ý. "Chuyển các ứng dụng, DevOps và Workload sang kiến trúc Cloud Native là điều không thể thiếu để duy trì tính cạnh tranh cho những mô hình kinh doanh ngày nay”, ông Trịnh Minh Giang nhận định.
Vân Anh
Cần mở rộng thị trường điện toán đám mây trong nước
Công nghệ mở là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp sở hữu những nền tảng điện toán đám mây “Make in Việt Nam” mở rộng thị trường, hướng tới mục tiêu nắm giữ 50% “miếng bánh” dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam.