Cân nhắc sự tiện lợi
Chắc chắn bạn cũng đã từng mua hàng online. Đó là quần áo,ợiýđichợxanhgiảmtúinylonvàmuasắmTếtgiảmrácthảinhựkeo bong 88 đồ gia dụng hoặc thực phẩm. Ở thời đại công nghệ số, chợ không xa, nó ở ngay trong smart phone của mỗi người. Chỉ cần click, lựa chọn mặt hàng và thanh toán trực tuyến, bạn chỉ việc chờ điện thoại của người giao hàng.
Thương mại điện tử đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Năm 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, Việt Nam được Công ty Nghiên cứu thị trường eMarketer (Hoa Kỳ) xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới.
Càng về cuối năm, đặc biệt là dịp trước Tết Nguyên đán, bận rộn với những cuộc họp tổng kết, báo cáo kế hoạch cho năm tới, thời gian eo hẹp khiến chợ online lại cần thiết hơn bao giờ hết. “Quần áo cho đến nước giặt, bó rau…tôi đều mua trên mạng” - chị Nguyễn Thanh Hương ở Hoàng Mai, Hà Nội cho biết.
Nhu cầu của người tiêu dùng càng thúc đẩy sự cạnh tranh của sàn thương mại điện tử… Các chương trình khuyến mại, giảm giá giao hàng, tích điểm khi thanh toán thẻ.
Ở một số nước phát triển, các trang thương mại điện tử lớn đã thay đổi quy cách đóng gói để ít tổn hại cho môi trường nhưng vẫn có lợi cho người tiêu dùng. Như Amazon quy định việc đóng gói hàng chuyển sang dùng 100% bao bì có thể tái chế được. Họ cũng khuyến khích khách hàng chọn giao hàng chậm nhưng ít hại môi trường, thay vì đẩy mạnh quảng bá hình thức giao hàng hỏa tốc.
Để chung tay giảm rác thải nhựa từ mua hàng online, bạn cân nhắc: lên kế hoạch mua sắm, gom các mặt hàng trong cùng shop trong một đơn hàng để giảm túi bọc và giảm được tiền vận chuyển. Ví dụ, hôm nay bạn mua sắm đồ nhà bếp. Hãy vào shop chuyên về mặt hàng này và lựa chọn cùng vào một giỏ hàng.
Chúng ta cũng có thể yêu cầu bên bán hàng đóng gói “xanh hơn” như không dùng thìa đũa nhựa (nếu là đồ ăn) hoặc đã dùng túi chống sốc bên trong thì không dùng cho bên ngoài nữa…
Quan trọng nhất là sau khi nhận hàng, bạn hãy phân loại, rác tái chế bỏ riêng và túi nhựa để riêng. Như vậy sẽ giúp người thu mua đồng nát dễ dàng nhận biết ở thùng rác để thu lượm.
Có thể thay thế
Việc đi mua sắm ở siêu thị, cửa hàng, chợ truyền thống vẫn diễn ra hàng ngày. Hãy tin rằng đây là hình thức giúp bạn “sống xanh” dễ dàng hơn mua sắm online. Bởi bạn có thể chủ động lựa chọn túi đựng.
“Không túi nylon đi chợ” đó là quan điểm của Nguyễn Thị Hải - sinh viên ĐHQG Hà Nội. “Cuối năm mua sắm nhiều, em thường chuẩn bị các túi nylon có sẵn để mang đi chợ. Khi người bán hàng đưa đồ, mình chỉ cần nói “cháu đã có túi rồi” - Hải kể, người bán hàng lúc đầu bất ngờ nhưng đó sẽ rất vui vẻ vì mình đã tiết kiệm cho họ cái túi.
Mặc dù cũng là nhựa nhưng các loại hộp nhựa lại được xem là sự thay thế cho các túi nylon kém an toàn. Các loại hộp đựng này được làm từ nhựa định hình, sở hữu nhiều ưu điểm khác biệt về độ an toàn để làm bao bì đóng gói sản phẩm tốt nhất.
Những chiếc hộp được thiết kế với đủ mẫu mã, kiểu dáng, phục vụ cho nhiều nhu cầu như đựng thực phẩm, đồ ăn chế biến sẵn, đựng bánh kẹo. Hộp kết hợp chiếc nắp đóng kín, cho khả năng bảo quản tối ưu. Vì thế, Hải luôn có các hộp để đi chợ mua, cá thịt hoặc những thực phẩm nấu chín.
“Nó sẽ hơi cồng kềnh chút nhưng tiện hơn túi nylon. Đi chợ, đựng vào hộp xong về rửa để nấu luôn hoặc cất vào tủi lạnh cũng rất tiện” - Hải nói.
Một xu hướng nữa của giới trẻ là đựng đồ bằng túi vải bố. Loại túi này rất đa dụng, vừa có thể đựng đồ khi đi chợ, đi mua sắm ở cửa hàng, siêu thị hay là đi học. Không chỉ mềm nhẹ, bền chắc mà những chiếc túi vải bố còn được làm từ nguyên liệu là sợi thiên nhiên, cực kỳ an toàn với sức khỏe và môi trường sống.
Ngoài ra, nhiều người lựa chọn làn, túi cói hoặc loại làn làm bằng tre nứa để đi chợ. Đây giống như sự quay trở lại thời ông bà xưa khi chưa bị nylon bủa vây. Chị Hoàng Thảo - người sáng lập group “Nói không với túi nylon” cho rằng lợi ích của túi nylon là không thể phủ nhận, tuy nhiên việc dùng bữa bãi, quá nhiều là làm hại chính cuộc sống chúng ta.
“Vấn đề ở đây là chúng ta sử dụng nó như thế nào. Khi mình có một túi nylon, mình đựng cái gì đó xong mình đi rửa, phơi khô. Hoàn toàn có thể dùng 10-15 lần, trước khi mình vứt đi. Vậy nó là sự lựa chọn gây ra ít tác động với môi trường” - Hoàng Thảo chia sẻ.
Anh Thu