Con trăn dài hai mét,ỉthảvềrừlorient – montpellier nặng sáu kg, còn khỉ vàng nặng ba kg. Cả hai đều thuộc nhóm IIB, tức là nhóm các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, cần được ưu tiên bảo tồn. Ngay sau đó anh liên lạc với Hạt Kiểm lâm huyện Nghi Xuân để bàn giao, với mong muốn các cá thể này sẽ được tái thả về thiên nhiên. Hành động của anh được cơ quan kiểm lâm đánh giá cao, báo chí đăng tin như một trường hợp người tốt việc tốt. Tại Hà Tĩnh quê tôi, trung bình mỗi năm có 300 đến 500 cá thể động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm bị săn bắt trái phép được cơ quan chức năng tiếp nhận để thả về môi trường tự nhiên. Rất nhiều trong số đó là do người dân hoặc các tổ chức tự nguyện giao nộp. Họ không ngần ngại bỏ tiền mua lại các con vật bị săn bắt, nuôi nhốt. Đây là hành động xuất phát từ sự tử tế, tinh thần nghĩa hiệp, thể hiện trách nhiệm chung tay bảo vệ động vật hoang dã, nhất là những loài thuộc diện nguy cấp, quý hiếm, của người dân. Nhưng liệu đây đã phải là cách làm đúng, cần được tôn vinh? Luật pháp nghiêm cấm mọi hành vi săn bắt, mua bán, sử dụng động vật hoang dã thuộc diện nguy cấp, quý hiếm (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt). Do đó, một người bỏ tiền ra mua động vật nguy cấp quý hiếm bị săn bắt trái phép cũng đồng nghĩa là đã mua hàng cấm. Dù với động cơ tốt đẹp là để tái thả, họ cũng vô tình vi phạm pháp luật và công ước quốc tế. Tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng, hành động này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 70 đến 90 triệu đồng theo Nghị định 35 của Chính phủ về xử phạt hành chính trên lĩnh vực lâm nghiệp. Còn theo Điều 244 - Bộ Luật Hình sự, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, phạt tiền từ 500 triệu đến hai tỷ đồng hoặc phạt tù từ một đến 15 năm. Nhiều người không biết đến quy định của pháp luật và chỉ thành thực nghĩ rằng: mua động vật nguy cấp, quý hiếm bị săn bắt trái phép để tái thả là một việc làm tốt cần được lan tỏa. Nhưng một quyết định mua được đưa ra nghĩa là đã tăng thêm một nhu cầu từ phía xã hội. Và khi động vật hoang dã quý hiếm có thể bán một cách dễ dàng, mang lại lợi nhuận cao thì sẽ càng kích thích các hoạt động săn bắn trái phép. Các cá thể động vật quý hiếm khi được thả về rừng cũng cần đảm bảo nhiều yếu tố để có thể sinh sống và phát triển bình thường. Nếu thả không đúng môi trường sống của loài, chúng sẽ chết hoặc lây lan bệnh dịch cho các loài khác. Vì vậy, việc tái thả phải được thực hiện khoa học, cẩn thận và phù hợp. Cách mà nhiều người dân mua rồi bàn giao cho kiểm lâm, chủ rừng để tái thả trong thời gian qua ít nhiều góp phần cứu sống một số cá thể. Tuy nhiên thay vì mua bán, một hành vi hồn nhiên phạm luật, người dân có thể chủ động cung cấp thông tin để cơ quan chức năng kiểm tra, lập biên bản, tịch thu và xử phạt. Cách làm này không chỉ thực hiện được tâm nguyện giải cứu, mà còn tránh khả năng vi phạm pháp luật, hoặc tiếp tay cho nạn săn bắt trái phép. Nhà chức trách và các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã cũng cần đẩy mạnh truyền thông để nâng cao nhận thức, tạo điều kiện cho người dân thể hiện tình yêu động vật và trách nhiệm bảo tồn đa dạng sinh học đúng cách, hiệu quả hơn. Trần Long