搜索

Những kỷ vật người lính_lịch thi đấu giải vô địch nhật bản

发表于 2025-01-21 06:16:21 来源:Betway

Bài 5: Báu vật RT77- GRC9-15W và những “bức điện tử thần”

> Bài 1: Người trong ảnh kể chuyện người trong ảnh

> Bài 2: Chuyện về những chiếc đèn tự tạo

> Bài 3: Bộ tiểu phẫu cứu sống hàng trăm đồng đội

> Bài 4: Chiếc quần đa năng

Suốt gần nửa thế kỷ qua, có người lính già đã giữ gìn chiếc máy truyền tín hiệu Army Receiver - Transmitter RT77-GRC9- 15W tịch thu được của giặc trong chiến dịch xuân - hè 1964-9165, như là “kỷ vật quý báu nhất trên đời, không thể định giá bằng tiền, vàng…”. Bởi, kỷ vật ấy gắn liền những câu chuyện hào hùng về một thời hoa lửa của chiến trường miền Nam, những năm tháng làm chiến sĩ thông tin trên chiến trường

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng với ông Nguyễn Trung Hiếu (sinh năm 1944, phường Phú Thọ, TP.Thủ Dầu Một) nguyên phóng viên chiến trường Thông tấn xã Giải phóng, nguyên Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương, thì ký ức về chiếc máy vô tuyến điện RT77- GRC9-15W và những câu chuyện xung quanh báu vật này, vẫn như còn nguyên vẹn, mới như ngày hôm qua…

Ông Nguyễn Trung Hiếu (giữa) hiến tặng bảo vật cho Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam

“Người bạn đồng hành”

Trong câu chuyện về thời chiến, ông Nguyễn Trung Hiếu (thường gọi là Bảy Hiếu) hóm hỉnh, kể: “Tôi tham gia cách mạng từ lúc mới 15-16 tuổi. Chẳng biết sao mà ngay từ khi thoát ly vào căn cứ, tham gia kháng chiến, tôi đã được làm anh lính thông tin. Và cứ thế, công viêc đó gắn liền với tôi mãi đến sau này”. Chiếc máy vô tuyến điện RT77-GRC9-15W là chiến lợi phẩm do bộ đội ta thu được của giặc trong chiến dịch xuân - hè năm 1964 đã giải phóng nguyên một vùng rộng lớn từ Hàm Thuận Nam, Tánh Linh - Hoài Đức (Bình Thuận), đến Bà Rịa. Trận này, quân ta tiêu diệt hơn 1.000 quân địch, bắt sống hơn 100 tên, giải phóng 15.000 dân, thu toàn bộ quân trang, quân dụng, binh khí kỹ thuật của Mỹ, Ngụy, trong đó có 4 chiếc máy vô tuyến điện. Trong 4 chiếc vô tuyến điện thì chỉ có 2 cái là loại RT77-GRC9- 15W công suất 15W, còn lại là 2 chiếc điện đài 694, công suất 10W. Lúc đó, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã quyết định cấp cho ông Nguyễn Trung Hiếu - lúc đó là Đài trưởng Đài vô tuyến điện tiền phương của chiến dịch xuân hè 1964-1965 một chiếc RT77-GRC9-15W để phục vụ cho công tác bảo đảm an toàn liên lạc, truyền tín hiệu của cách mạng. Máy vô tuyến điện RT77- GRC9-15W, khi đó là chiếc máy truyền tin hiện đại nhất của đế quốc Mỹ và thế giới. Sau hơn nửa thế kỷ được ông tiếp quản, sử dụng và giữ gìn cẩn thận, nó vẫn hoạt động cực tốt.

Theo ông Hiếu, trước khi có cái máy hiện đại này, ông và các đồng nghiệp sử dụng máy điện đài tự chế. Máy tự chế của bộ đội ta thường sử dụng vỏ những trái bom địch ném xuống, cưa lấy sắt, nhôm; dùng đục, giũa cặm cụi gò thành thân máy. Sau đó nhờ cơ sở ở nội thành mua linh kiện điện tử, tụ điện, điện trở, dây điện, bóng đèn về lắp ráp thành máy điện đàm. Một máy điện đài tự chế như vậy có công suất từ 2 đến 5W. Nhược điểm của máy này khoảng cách truyền tín hiệu khá xa, nhưng tín hiệu yếu và nhiễu. Nhờ từng học 1 năm tại trường Vô tuyến điện Lý Tự Trọng (đặt trong căn cứ tại Tây Ninh) nên ông Bảy Hiếu nhanh chóng nắm bắt, làm chủ được chiếc máy hiện đại tịch thu được của giặc, biến nó trở thành công cụ phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ duy trì thông tin liên lạc xuyên suốt và an toàn cho chỉ đạo chiến dịch của Bộ Chỉ huy tiền phương, liên lạc với Bộ Chỉ huy Miền và truyền tin bài cho Thông tấn xã Giải phóng, Thông tấn xã Việt Nam.

Những “bức điện tử thần”

Nhắc đến những bức điện mà ông nhận được và gửi đi theo yêu cầu của cấp trên trong những năm tháng chiến tranh ác liệt nhất của chiến trường miền Nam, ông Nguyễn Trung Hiếu thoáng trầm ngâm rồi kể: “Với vai trò báo vụ viên kiêm Đài trưởng điện báo của Ban Chỉ huy chiến dịch, Bộ Tư lệnh Quân khu Nam Tây nguyên, sau đó là Quân khu Đông Nam bộ, trung bình mỗi ngày tôi nhận được ít nhất là 1 bức điện hỏa tốc tối mật, tuyệt mật. Trong số này có nhiều bức điện được tôi gọi là “bức điện tử thần”, nhận được từ các cơ sở tình báo của chúng ta trong lòng địch tại tổng hành dinh Sài Gòn hoặc các sân bay quân sự Utapao, Guam (căn cứ của máy bay B52 của Mỹ đặt tại châu Á - Thái Bình Dương trong thời kỳ từ 1965-1975). Nội dung của những bức điện này là các tình báo viên của ta trong lòng địch thông báo chính xác ngày giờ, địa điểm, tọa độ và số lượng máy bay của địch sẽ đổ quân tập kích hoặc ném bom hủy diệt căn cứ của bộ đội ta. Có những bức điện tiếp nhận xong, từ từ mới báo cáo thủ trưởng cũng được vì phải 1 hay 2 ngày sau mới xảy ra sự kiện, cuộc càn quét, hoặc ném bom. Nhưng có những bức điện phải đo bằng phút, bằng giây do quá cận kề với lằn ranh sống chết - tử thần. Vì thế, nếu không kịp thời chuyển đến tay các thủ trưởng của Ban Chỉ huy, Bộ Tư lệnh Quân khu để chỉ đạo kịp thời thì thiệt hại cho cách mạng sẽ rất lớn.

Ông Nguyễn Trung Hiếu bên chiếc máy truyền tín hiệu đã trở thành báu vật

“Khoảng trung tuần tháng 6-1969, khi đó tôi giữ nhiệm vụ Đài trưởng vô tuyến điện của Bộ Tư lệnh Quân khu 10 (Quân khu Nam Tây nguyên). Lúc đó khoảng đầu giờ sáng, tôi nhận được bức điện khẩn thông báo là địch sẽ dùng máy bay hạng nhẹ tung lực lượng lớn biệt kích để đánh úp thẳng vào căn cứ của Bộ Tư lệnh Quân khu 10, sau đó sẽ ném bom hủy diệt căn cứ và khu vực lân cận”, ông Bảy Hiếu nhớ lại. Nhận được “bức điện tử thần” từ chiếc máy RT77-GRC9-15W, ông vội vàng vác khẩu súng AK và thêm 3 băng đạn (cộng thêm khẩu K54 thường trực bên người) để hỏa tốc lên đường tìm đến căn cứ Bộ Tư lệnh Quân khu 10 giao tin cho cấp trên chỉ đạo di chuyển con người và khí tài khỏi tầm hủy diệt của địch.

Ông Bảy Hiếu cho biết thêm: “Nhờ chiếc điện đài này, tôi đã báo cáo cấp trên cách “chèn sóng” của địch, để truyền phát tin bài của ta, trong đó có những bài phân tích, bình luận của đại tướng Nguyễn Chí Thanh với bút danh Trường Sơn, Cửu Long cho các đơn vị cơ sở và cho Thông tấn xã Giải phóng, Thông tấn xã Việt Nam. Sau đó, nhờ sự chỉ dạy của đại tướng Nguyễn Chí Thanh, cộng với học hỏi các nguyên tắc viết tin tức từ các đồng nghiệp, đồng chí, tôi trực tiếp viết tin bài thời sự của chiến trường để chuyển tải đến Thông tấn xã Giải phóng và Thông tấn xã Việt Nam. Nhờ là báo vụ viên nên sau khi tiếp nhận bức điện báo kết quả của từng chiến dịch, trận đánh, kết hợp ý kiến chỉ đạo từ Ban Chỉ huy chiến dịch, tôi có thể cho ra lò những bản tin và bài viết cực nhanh, truyền đi trong thời gian ngắn nhất, phát “nóng” trên hệ thống của Thông tấn xã Giải phóng và Thông tấn xã Việt Nam để kịp thời xóa tan luận điệu và ý đồ xuyên tạc của kẻ thù và các hãng tin, thông tấn thân với Mỹ, Ngụy”.

Với ông Hiếu, chiếc điện đài RT77-GRC9-15W này không chỉ là công cụ hỗ trợ trong công việc thời chiến mà nó còn là người bạn đồng hành cùng ông từ sau giải phóng đến giờ. Ngày 6-12 vừa qua, ông đã hiến tặng chiếc điện đài này cho Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam. Chia sẻ cảm xúc với chiếc điện máy này, ông Hiếu nói: “Bản thân tôi lúc nào cũng xem việc giữ gìn, bảo vệ báu vật RT77-GRC9- 15W là trách nhiệm với lịch sử cách mạng của dân tộc, với truyền thống hào hùng của quân đội ta. Báu vật này đã đến lúc cần được chia sẻ cho mọi người cùng biết. Đó là cách lưu giữ lại những kỷ vật đã trở thành báu vật để giáo dục lòng yêu nước cho các thế hệ mai sau”.

Chiếc máy RT77-GRC9-15W đã theo ông Nguyễn Trung Hiếu từ những tháng cuối năm 1964, cho đến khi đất nước hoàn toàn giải phóng gắn với hàng chục chiến dịch, chiến thắng mang tính lịch sử từ chiến thắng Bàu Bàng (Bến Cát), giải phóng Phước Long (Bình Phước) đến chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng 30-4-1975 lịch sử. Sau đó, chiếc máy RT77-GRC9-15W nặng 27kg này trở thành kỷ vật không rời của ông Nguyễn Trung Hiếu, cho dù trải qua nhiều đợt chuyển nhà cho đến khi được trao tặng cho Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam.

 

C.THANH – H.YẾN

随机为您推荐
友情链接
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by Những kỷ vật người lính_lịch thi đấu giải vô địch nhật bản,Betway   sitemap

回顶部