Viết nên những kỳ tích_bóng đá trực tiếp bóng đá trực tuyến

Bài cuối: An Lập - Vươn lên cùng năm tháng

> Bài 1: Tương Bình Hiệp - Vùng đất anh hùng

> Bài 2: Chánh Phú Hòa - Phát huy truyền thống xây dựng quê hương giàu đẹp

> Bài 3: Dĩ An - Viết tiếp trang sử vàng

> Bài 4: Vĩnh Tân - Phát huy truyền thống anh hùng

>  Bài 5: Thuận Giao -Nhiều dấu ấn

 > Bài 6: Phước Hòa - Nhiều đổi thay

Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,ếtnênnhữngkỳtíbóng đá trực tiếp bóng đá trực tuyến cán bộ và nhân dân xã An Lập (Dầu Tiếng) đã kiên cường chiến đấu, vượt qua nhiều gian khổ, hy sinh góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Ngày nay, cùng với sự phát triển chung của tỉnh và huyện, kinh tế - xã hội của xã đã phát triển không ngừng, đời sống người dân được cải thiện… Tất cả hứa hẹn một tương lai tươi sáng ở phía trước.

Kiến An một thời bất khuất

Kiến An là tên gọi của xã An Lập trước Cách mạng tháng Tám và trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nằm ở phía đông nam của huyện Dầu Tiếng với phần lớn là rừng nối liền với các xã Thanh An, Thanh Tuyền, Long Nguyên… nên Kiến An nhanh chóng trở thành địa bàn căn cứ kháng chiến của quân và dân Bến Cát, Dầu Tiếng trong 2 cuộc kháng chiến.

Di tích lịch sử rừng Kiến An ở An Lập đã được khởi công trùng tu, tôn tạo

Ông Đỗ Văn Nhỏ ở ấp Bàu Khai, xã An Lập (là con trai của mẹ Việt Nam anh hùng Trương Thị Gấm) năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng vẫn nhớ như in về những năm tháng đấu tranh của quân và dân Dầu Tiếng nói chung và xã Kiến An - An Lập nói riêng. Ông Nhỏ sinh ra, lớn lên và tham gia cách mạng ngay chính trên quê hương mình cho đến ngày đất nước hoàn toàn giải phóng. Vì thế mà những tên đất, tên làng và nhiều cán bộ, nhân dân của xã đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến đều được ông kể vanh vách. Đó là địa danh của xã như Hàng Nù, Giáng Hương, Đất Đỏ, Bàu Khai, Hố Cạn, rừng Kiến An… đã đi vào lịch sử với những chiến công rực rỡ trong kháng chiến. “Trong chiến tranh vùng đất này ác liệt lắm, chỗ nào cũng có Mỹ - Ngụy, địch và ta giành nhau từng tấc đất, quân và dân xã Kiến An đã chiến đấu vô cùng anh dũng, góp phần cùng cả nước đi đến thắng lợi cuối cùng”, ông Nhỏ tự hào nói.

Với tinh thần “Tất cả cho phía trước! Tất cả cho chiến thắng!”, sáng ngày 30-4-1975, lực lượng du kích xã Kiến An phối hợp với du kích An Điền, Thanh Tuyền tấn công, phát động phong trào quần chúng nổi dậy, phá rã và đập tan bộ máy kìm kẹp của địch, giải phóng hoàn toàn nhân dân trong ấp chiến lược Kiến Điền, nơi có hàng trăm đồng bào xã Kiến An bị địch dồn về đây từ những năm 1968-1969.

Thắng lợi ở Kiến An đã góp phần cùng quân và dân trong huyện giải phóng hoàn toàn 2 huyện Bắc và Nam Bến Cát, giải phóng tỉnh, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.

Mai này trên đất anh hùng

Đến An Lập hôm nay, giữa màu xanh bạt ngàn của cao su không ai có thể hình dung nơi đây đã một thời bị bom cày đạn xới. Phát huy truyền thống anh dũng trong đấu tranh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân An Lập với tinh thần đoàn kết, lao động cần cù, sáng tạo, vượt qua những khó khăn từng bước ổn định cuộc sống. Từ năm 2000 đến nay, cùng với chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, Đảng bộ xã An Lập đã phấn đấu, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực địa phương để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội từng bước làm thay da đổi thịt trên vùng đất đã thấm đẫm mồ hôi và xương máu của bao thế hệ ông cha.

Toàn xã An Lập có 15 mẹ Việt Nam anh hùng, 148 liệt sĩ. Với thành tích xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngày 14-4-2005, Đảng bộ và nhân dân xã An Lập vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Là xã thuần nông với cây trồng chủ lực là cao su, những năm qua, được chính quyền và người dân quan tâm đầu tư, chăm sóc, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên năng suất, sản lượng có sự phát triển vượt trội. Từ đó đời sống người dân xã An Lập đã được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, để kinh tế của xã phát triển bền vững hơn, Đảng bộ, chính quyền xã đã tìm tòi hướng đi mới theo hướng nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp và dịch vụ. Mặc dù chưa có những điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, dịch vụ nhưng Đảng bộ, chính quyền xã đã vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để thực hiện việc kêu gọi các nhà đầu tư đến phát triển công nghiệp nhằm khai thác những tiềm năng, lợi thế của địa phương như đất đai, lao động... Nằm ở phía đông nam của tỉnh, tiếp giáp với Bến Cát, nơi đang có nhiều khu, cụm công nghiệp hoạt động hiệu quả cũng là một lợi thế để An Lập tranh thủ khai thác lợi thế công nghiệp. Tỉnh, huyện cũng đã có hướng xây dựng ở An Lập một số cụm công nghiệp để thúc đẩy kinh tế của xã nói riêng và huyện Dầu Tiếng nói chung phát triển tương xứng với sự phát triển chung của tỉnh.

Cùng với những kế hoạch phát triển công nghiệp, dịch vụ trong tương lai gần, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã An Lập đang nỗ lực xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới. Ông Phan Quang Minh, Chủ tịch UBND xã An Lập, cho biết sau thời gian tập trung thực hiện các biện pháp nhằm hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới theo quy định, đến nay xã đã đạt 14/19 tiêu chí trong chương trình xây dựng xã nông thôn mới. Còn lại 5 tiêu chí: giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa - thể thao, chợ và y tế đang được xã tập trung thực hiện. “Hiện xã đang thực hiện phong trào “Toàn xã chung sức xây dựng nông thôn mới” để hoàn thành 5 chỉ tiêu còn lại trong thời gian sớm nhất”, Chủ tịch UBND xã An Lập Phan Quang Minh nói.

Với truyền thống vẻ vang trong đấu tranh, cũng như tinh thần vượt khó trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, tin rằng mai này trên vùng đất anh hùng An Lập người dân sẽ tiếp tục chứng kiến những chiến công mới để xứng đáng với sự hy sinh của những thế hệ đi trước, góp phần cùng huyện Dầu Tiếng tiếp tục giành thắng lợi trong công cuộc dổi mới.

TRÍ DŨNG

Cúp C2
上一篇:Tin bóng đá 3
下一篇:Đại gia thuỷ sản Tòng ‘Thiên mã’ hầu toà