Ngày 20-12-1960,ươngcaongọncờđạiđoànkếtgiảiphóngmiềnNamthốngnhấtđấtnướkeobongda tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đại hội đại biểu các giai cấp, các tôn giáo, dân tộc toàn miền Nam đã quyết định thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN). Sự ra đời của MTDTGPMNVN đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu niên anh hùng dũng sĩ miền Nam trong Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc, năm 1969 Ảnh:TƯ LIỆU
Sau khi MTDTGPMNVN được thành lập, các tổ chức thành viên của Mặt trận cũng nhanh chóng ra đời, như: Hội Liên hiệp Thanh niên giải phóng; Hội Liên hiệp Thanh niên học sinh; Hội Nông dân giải phóng; Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng; Hội Lao động giải phóng (sau đổi thành Liên hiệp Công đoàn giải phóng); Đảng Xã hội cấp tiến miền Nam. Ngày 15-2-1961, tại Chiến khu Đ diễn ra hội nghị thống nhất các LLVT giải phóng miền Nam thành Giải phóng quân miền Nam đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh các LLVT giải phóng miền Nam Việt Nam.
Sau đại hội, cùng với việc thành lập các tổ chức thành viên, các Ủy ban Mặt trận và các ban tự quản nhân dân ở các địa phương được thành lập và ra mắt nhân dân. Hầu hết các xã thuộc vùng giải phóng và vùng tranh chấp đều có cơ sở của Mặt trận. Các ban chuyên môn của Mặt trận như: Ban Quân sự, Ban Thông tin văn hóa, Ban Kinh tế - Tài chính, Ban Liên lạc đối ngoại trực thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận nhanh chóng được thành lập và đi vào hoạt động đã giúp Mặt trận không chỉ làm nhiệm vụ đoàn kết toàn dân mà còn thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở vùng giải phóng khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam chưa ra đời.
Tiếp đó, MTDTGPMNVN, tổ chức đại hội lần thứ nhất từ ngày 16-2 đến 3-3-1962 và đã thông qua Cương lĩnh, chính sách lớn về các vấn đề hòa bình trung lập, ruộng đất, tư sản, trí thức, ngoại kiều, tôn giáo… nhằm mở rộng hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân. Đại hội chủ trương thành lập một chính quyền liên minh dân tộc, dân chủ rộng rãi ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc, dân chủ tự do, cải thiện dân sinh, giữ vững hòa bình, thi hành chính sách trung lập, tiến tới hòa bình, thống nhất Tổ quốc. Tháng 7-1962, MTDTGPMNVN đã đề ra “4 chủ trương cứu nước khẩn cấp” đòi Chính phủ Mỹ phải đình chỉ chính sách và hành vi xâm lược vũ trang vào miền Nam; các bên hữu quan đình chỉ chiến tranh, lập lại hòa bình, tổ chức Tổng tuyển cử tự do để bầu Quốc hội và thi hành một số chính sách hòa bình, trung lập.
Thực hiện cương lĩnh và chương trình hành động 10 điểm, phối hợp với LLVT đang mở những chiến dịch lớn, Mặt trận lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị trên cả ba vùng chiến lược với nhiều hình thức và phương pháp thích hợp. Phong trào đấu tranh chính trị đã động viên được hàng chục triệu lượt người tham gia chống càn quét, phá tan chính quyền ở thôn, xã, cô lập và tiêu diệt bọn ác ôn đầu sỏ, vận động hàng vạn binh sĩ, nhân viên ngụy quyền trở về với nhân dân. Mọi hoạt động của Mặt trận vào thời điểm đó tập trung vào việc tổ chức lực lượng chính trị để phá tan hệ thống “ấp chiến lược” - xương sống của “chiến tranh đặc biệt”.
Tham gia đẩy mạnh đấu tranh vũ trang được coi là một nhiệm vụ quan trọng của MTDTGPMNVN. Mặt trận vận động nhân dân tham gia lực lượng vũ trang với ba thứ quân, đặc biệt là tham gia các đội vũ trang tự vệ, dân quân du kích vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Mặt trận và các đoàn thể vận động đẩy mạnh xây dựng xã chiến đấu, phát triển lực lượng du kích, tự vệ, biệt động, tổ chức đánh địch ở mọi lúc, mọi nơi… Một nhiệm vụ quan trọng khác của Mặt trận là quản lý một vùng nông thôn rộng lớn vừa được giải phóng. Mặt trận và các tổ chức thành viên đã đảm nhiệm một phần chức năng của bộ máy chính quyền, vận động quần chúng tổ chức nhân dân tự quản ở thôn, xã. Từ năm 1965, miền Bắc đã gửi cán bộ thuộc nhiều lĩnh vực như: Tuyên giáo, giáo dục, y tế, văn hóa vào miền Nam để hỗ trợ Mặt trận dân tộc giải phóng tổ chức công tác tuyên truyền vận động, giáo dục, y tế tại vùng mới giải phóng.
Ngày 8-1-1967, MTDTGPMN VN họp đại hội bất thường. Kế tục và phát triển Chương trình hành động 10 điểm, đại hội đã công bố bản cương lĩnh mới nhằm tranh thủ tất cả những lực lượng có thể tranh thủ, thu hút rộng rãi hơn những tầng lớp và cá nhân có khuynh hướng hòa bình, trung lập, cô lập triệt để hàng ngũ Mỹ - ngụy. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi cương lĩnh đó là “ngọn cờ đại đoàn kết toàn thể nhân dân miền Nam để cùng chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi cuối cùng”.