Đànông đến tuổi trưởng thành nên biết cách bầu bạn với rượu,ựthúcủabợmnhậuQuanhệtiềnbạccótừbànrượsôi lac .tv có như vậy mới mở rộngđược mối quan hệ, từ đó mới có tiền, có quyền.
Nhân đọc bài "Ghê sợ nạn rượu chè bê tha của đàn ông Việt" của tác giả Hoàng Tú, tôi xin có một vài suy nghĩ như sau:
“Rượu đắng thế, độc thế, uống xong kêu đau đầu, sao còn thích uống?” đó hẳnlà câu hỏi mà chị em vẫn thường thắc mắc. Xin thưa, tôi cũng thuộc dạng sợ rượu,không thích uống rượu chút nào nhưng vẫn phải uống. Vì để có miếng cơm, manh áo,tôi buộc phải biết uống rượu.
Nghe có vẻ phi lý, có người sẽ cho rằng tôi ngụy biện, miếng cơm manh áo thìliên quan quái gì đến việc uống rượu? Khi tôi ngoài 20 tuổi, mới chập chững bướcvào đời, tôi cũng nghĩ thế đấy. Nhưng giờ đây, khi cận kề tuổi tứ tuần, đã khinhqua nhiều gian truân, sóng gió của cuộc đời, tôi nghiệm ra rằng, với đàn ông,không làm bạn với rượu thì đừng mong tiến thân.
“Không uống được rượu thì tiếp khách thế nào, tiếp cấp trên thế nào, chả lẽ nước lọc à?”. |
Ngày tôi mới đi làm, tôi ghét uống rượu nên những buổi tụ tập của cánh đànông công ty sau giờ làm tôi đều từ chối hết. Tôi cũng biết là vì “sự từ chối”của tôi mà cánh đàn ông trong công ty không mấy ai ưa mình, lúc đó tôi nghĩ kệ,việc ai nấy làm, sao phải hùa theo số đông. Rồi tôi mới nhận ra là vì không uốngrượu mà tôi đang tự cô lập mình.
Tôi trình bày ý tưởng gì cũng bị đồng nghiệp bốp chát, trong khi họ ca tụngnhau, tâng bốc nhau với sếp, và chính sếp thỉnh thoảng cũng tham gia cái nhóm ấynên thấy sự thiên vị rõ rệt. Tôi làm được ở công ty đó nửa năm thì bỏ vì nghĩrằng không thể hòa đồng nổi với cái đám bợm nhậu ấy.
Vào công ty mới, sếp trực tiếp là nữ, tôi mừng thầm vì chắc chắn sếp nữ sẽchẳng thích uống rượu đâu. Nhưng sau buổi tiệc mừng nhân viên mới, tôi đã nhầm.Sếp tôi không phải không uống được rượu, mà còn là cao thủ, nhân viên chúng tôikhông ai bì kịp. Tôi ú ớ hỏi một anh đồng nghiệp sao chị ấy uống khỏe thế. Câutrả lời tôi nhận được là “Chú gà thế, làm quản lý ai chả biết uống rượu, khônguống được rượu thì tiếp khách thế nào, tiếp cấp trên thế nào, chả lẽ nước lọcà?”.
Càng biết uống, càng được lòng đối tác, càng dễ kí hợp đồng. |
Một lần sếp giao đến gặp đối tác để lấy phụ lục hợp đồng đã ký, họ không gọiđến văn phòng mà hẹn ở một nhà hàng vào giờ ăn trưa. Tôi cứ ngỡ rằng, chắc họ cóviệc ở đó nên bảo mình ghé qua lấy. Lúc đến thì tất cả đã ngồi vào bàn, dành sẵnmột chỗ cho tôi. “Cứ từ từ ngồi xuống đã, đi đâu mà vội”. Và muốn lấy được hợpđồng, tôi đành phải nhập cuộc.
Dần dần tôi nhận ra rằng, tất cả các mối quan hệ nhân viên – sếp, công ty –đối tác, công ty – khách hàng đều được xây dựng trên bàn nhậu. Càng biết uống,càng được lòng sếp, càng dễ thăng chức. Càng biết uống, càng được lòng đối tác,càng dễ kí hợp đồng. Từ một người ghét rượu, tôi buộc phải làm bạn với chúnghàng ngày.
Giờ đây, rượu là một phần công việc của tôi. Và tôi khẳng định, tất cả nhữngngười làm kinh doanh đều phải thừa nhận điều này. Dù bạn không thích, nhưng bạnkhông thể dùng nước lọc, cô – ca để tiếp đối tác. Bạn muốn có hợp đồng, muốn cótiền thì phải chấp nhận. Đơn giản thế thôi.
Độc giả Hoàng Nam(Ba Đình, Hà Nội)
Bài viết thể hiện quan điểm của độc giả
Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Mọi quan sát, suy ngẫm, phân tích về tệ nạn uống rượu của một số đàn ông Việt xin được gửi theo mẫu phản hồi dưới đây hoặc email [email protected]! Trân trọng cảm ơn độc giả! |