您的当前位置:首页 >Nhận Định Bóng Đá >Bước ngoặt chiến lược với Ukraine trước giờ G bầu cử Mỹ_kèo nhà cái de 正文

Bước ngoặt chiến lược với Ukraine trước giờ G bầu cử Mỹ_kèo nhà cái de

时间:2025-01-11 01:03:44 来源:网络整理编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Tin thể thao 24H Bước ngoặt chiến lược với Ukraine trước giờ G bầu cử Mỹ_kèo nhà cái de

Bước ngoặt chiến lược với Ukraine trước giờ G bầu cử Mỹ

Thành ĐạtThành Đạt

(Dân trí) - Kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ được dự đoán sẽ tác động đáng kể đến tính toán chiến lược của Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.

Bước ngoặt chiến lược với Ukraine trước giờ G bầu cử Mỹ - 1

Xe tăng Nga khai hỏa ở vùng chiến sự (Ảnh: Sputnik).

Nga tiếp tục tiến quân trên toàn bộ chiến tuyến ở Ukraine khi cuộc bầu cử Mỹ sắp diễn ra vào ngày 5/11. Kết quả của cuộc bầu cử này được cho là sẽ có tác động lớn đến khả năng ứng phó của Ukraine trên chiến trường.

Hãng tin Bloombergdẫn lời các quan chức phương Tây cho biết, quân đội Nga vẫn đạt được những bước tiến chiến thuật trên chiến trường bất chấp tổn thất.

Lực lượng Nga đang tiếp tục tiến về khu vực Donetsk ở phía đông Ukraine. Giành quyền kiểm soát hoàn toàn khu vực này vẫn là mục tiêu chiến lược trước mắt của Moscow.

Thành trì Vuhledar gần đây đã rơi vào tay Moscow, trong khi trung tâm hậu cần Pokrovsk ngày càng lâm nguy.

Binh lính Ukraine cũng đang dần mất thế trận ở tỉnh Kursk của Nga, nơi Kiev phát động cuộc đột kích bất ngờ hồi tháng 8.

Sau hơn 1.000 ngày giao tranh ác liệt, cuộc bầu cử Mỹ đánh dấu bước ngoặt đối với Ukraine.

Các quan chức ở Kiev và khắp châu Âu lo ngại rằng chiến thắng của ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump có thể khiến Ukraine buộc phải đưa ra một giải pháp khó khăn trong việc củng cố quyền kiểm soát lãnh thổ của mình.

Trong khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cam kết tiếp tục chiến đấu, lực lượng quân sự suy yếu của Kiev đang phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ của Mỹ.

Một số đồng minh của Ukraine đã bắt đầu bàn luận về việc chiến tranh có thể kết thúc như thế nào.

Bước ngoặt chiến lược với Ukraine trước giờ G bầu cử Mỹ - 2

Hai ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Kamala Harris (Ảnh: Getty).

Nếu cựu Tổng thống Trump, người từng tuyên bố sẽ giải quyết xung đột ngay cả trước khi nhậm chức, đắc cử và hiện thực hóa lời đe dọa cắt viện trợ, các lựa chọn cho Ukraine sẽ bị thu hẹp đáng kể.

Nhưng ngay cả khi Phó Tổng thống Kamala Harris giành chiến thắng, chính quyền Mỹ có thể sẽ gặp khó khăn trong việc thuyết phục quốc hội thông qua viện trợ tài chính đáng kể cho Ukraine.

Ukraine từng chứng kiến việc cắt giảm viện trợ diễn ra như thế nào. Tranh cãi nội bộ ở Mỹ đã trì hoãn việc phê duyệt gói viện trợ trị giá hàng tỷ USD trong 6 tháng, giáng một đòn mạnh vào Ukraine khi quốc gia châu Âu này rơi vào cảnh thiếu đạn dược và nhân lực.

Moscow tiếp tục tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng và hạ tầng năng lượng của Ukraine. Kiev lo ngại các cuộc tấn công này sẽ gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng và gián đoạn hệ thống sưởi ấm khi mùa lạnh bắt đầu.

Bên cạnh ưu thế trên không, Nga còn duy trì lợi thế đáng kể về đạn dược so với Ukraine.

Một quan chức phương Tây cho biết binh lực của Nga đông hơn Ukraine với tỷ lệ 3:1 và Moscow có khả năng tuyển khoảng 30.000 người mới mỗi tháng.

Giới chức Mỹ lo ngại, nhưng ít bi quan hơn các đồng minh khác về diễn biến trên chiến trường Ukraine.

Các quan chức cấp cao của Mỹ hồi đầu tháng 10 dự đoán Ukraine có thể duy trì quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ ở tỉnh Kursk của Nga trong ít nhất vài tháng, đồng thời lưu ý rằng Kiev đang có nguồn cung đạn dược ổn định hơn.

Điều này có thể đủ để Ukraine giữ thế trận, nhưng chưa đủ để giành chiến thắng.

Tổng thống Zelensky gần đây đã đưa ra "kế hoạch chiến thắng", mà theo ông nhằm mục đích buộc Nga phải đàm phán và tránh đóng băng cuộc xung đột dọc theo chiến tuyến hiện tại.

Ông cho biết Ukraine đang nỗ lực đảm bảo có thêm viện trợ quân sự và cho phép Kiev sử dụng vũ khí do phương Tây sản xuất để tấn công vào lãnh thổ Nga, nhưng nói thêm rằng điều đó còn phụ thuộc nhiều vào kết quả cuộc bầu cử ở Mỹ.

Kiev đang tìm kiếm sự hỗ trợ và tăng cường phòng không từ các nước láng giềng để bắn hạ tên lửa và máy bay không người lái của Nga tiếp cận không phận, cũng như khả năng làm suy giảm khả năng tấn công của Nga tại các vùng lãnh thổ bị kiểm soát.

Ukraine cần thêm trang bị cho các lữ đoàn của mình. Ông Zelensky cho biết Đức và Pháp đang đặt mục tiêu cung cấp thiết bị cho ít nhất hai lữ đoàn của Ukraine.

Kiev cũng tìm kiếm sự hỗ trợ trong việc phát triển năng lực tấn công tầm xa, trong đó Mỹ đã cam kết hỗ trợ 1,6 tỷ USD.

Ukraine cũng sẽ tìm cách tiếp tục tiến công ở khu vực Kursk với mục đích gây ảnh hưởng đến dư luận ở Nga.

"Nga sẽ giữ thế chủ động, không tính đến tổn thất và sẽ sử dụng những bước tiến ở các địa phương trên chiến trường nhằm gây áp lực lên Ukraine cũng như gây áp lực lên các đối tác của chúng tôi", Mykola Bielieskov, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia Kiev, cho biết.

Theo ông Bielieskov, "mô hình mà phương Tây cung cấp đạn dược và Ukraine cung cấp nhân lực có thể không còn hiệu quả nữa".

"Mặc dù Mỹ luôn nói rằng sẽ không có quân Mỹ trên chiến trường, nhưng chúng tôi đang tiến đến thời điểm mà những nhu cầu như vậy có thể nảy sinh từ các đối tác của chúng tôi, vì nguồn lực của Ukraine không phải là vô hạn", chuyên gia cho biết thêm.

Theo Bloomberg