"Cô dâu 8 tuổi" thu hút nhiều khán giả ở nông thôn
Phát biểu tại Hội nghị triển khai truyền dẫn phát sóng chương trình truyền hình địa phương tại khu vực đồng bằng Sông Hồng,ĐềxuấtphátcliptuyêntruyềnvềsốhóatruyềnhìnhtrênphimCôdâutuổnhận định bongda tổ chức tại Hà Nội vào sáng ngày 6/10/2015, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải cho rằng, rút kinh nghiệm từ việc triển khai số hóa truyền hình tại Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam cho thấy công tác thông tin tuyên truyền chiếm một vai trò cực kỳ quan trọng.
Hiện tại ở khu vực Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam người dân có thể thu xem được hơn 40 kênh truyền hình số bằng đầu thu DVB-T2, ở khu vực Hà Nội và một số tỉnh lân cận là 68 kênh, khu vực Nam Bộ cũng đã có gần 70 kênh. Do đó, trách nhiệm của nhà nước là phải thông tin tuyên truyền để người dân biết được về số hóa truyền hình và chuyển sang thu xem từ thời điểm này chứ không phải đợi đến sát thời điểm tắt sóng người dân mới chuyển đổi.
Trong thời gian qua, Bộ TT&TT đã chỉ đạo VTV, VTC và Đài Truyền hình Đà Nẵng tích cực tuyên truyền về số hóa truyền hình trên các kênh sóng, các đơn vị chức năng của Bộ cũng được giao nhiệm vụ tuyên truyền trên các kênh khác như trên website, báo chí, quảng cáo tấm lớn tại một số thành phố.
Nhưng trên thực tế việc tuyên truyền mới chỉ được đẩy mạnh ở Đà Nẵng và khu vực Bắc Quảng Nam. Còn tại 4 thành phố sẽ tắt sóng truyền hình analog vào 1/1/2016 thì việc tuyên truyền còn rất yếu. Tại các tỉnh sẽ số hóa truyền hình vào cuối năm 2016 thì hầu hết người dân chưa biết nhiều về số hóa truyền hình, nên có một thực tế là dù tại nhiều khu vực đã có sóng truyền hình số nhưng người dân không biết để mua đầu thu về xem.
Trên Diễn đàn DVB-T2 có nhiều thành viên ở các tỉnh như Hậu Giang, Long An, Thái Nguyên, Tiền Giang, ngay cả tại Hải Phòng, TPHCM, Hà Nội cũng phản ánh việc tuyên truyền về số hóa truyền hình tại các tỉnh này còn rất yếu. Hậu quả của việc tuyên truyền yếu khiến đa số người dân ở đây vẫn dùng chảo lậu để thu sóng truyền hình vệ tinh hoặc thu truyền hình analog, trong khi tại các khu vực đó đã có sóng truyền hình số.
Theo ông Lê Việt Hùng, Giám đốc Công ty TNHH Hùng Việt (đơn vị phân phối đầu thu số DVB-T2), hiện tại có VTV, VTC và một số ít đài truyền hình địa phương là có tham gia tuyên truyền về số hóa truyền hình nhưng chưa thực sự tích cực, quảng bá vào các khung giờ chưa hợp lý, nhất là chưa quảng bá vào các khung giờ vàng. Đài Truyền thanh địa phương cũng có tham gia tuyên truyền nhưng chưa được thường xuyên. Những nơi Hùng Việt triển khai phân phối đầu thu tại Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam nhiều người dân còn chưa biết nhiều về số hóa truyền hình, có người dùng đầu thu DVB-T2 rồi thì lại lo lắng sau này sẽ phải trả phí mới xem được, hoặc phải đổi đầu thu mới liên tục mới xem được.
Có nhiều ý kiến trên Diễn đàn DVB-T2 đã đưa ra đề xuất, ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền về số hóa truyền hình vào các chương trình phát sóng trong khung giờ vàng các kênh của VTV, kênh truyền hình địa phương, nhà nước cần nghiên cứu để phát clip tuyên truyền về số hóa truyền hình trong giờ chiếu phim “Cô dâu 8 tuổi” trên kênh VTC7 (TodayTV).
Theo ông Trần Minh Hải (Long An), bộ phim “Cô dâu 8 tuổi” đang thu hút rất đông khán giả xem truyền hình quảng bá, nhất là bà con dân nghèo sống ở vùng nông thôn. Do đó, nếu nhà nước bổ sung thêm việc tuyên truyền về số hóa truyền hình trên trong khung giờ phát bộ phim “Cô dâu 8 tuổi” sẽ đạt hiệu quả cao.
(责任编辑:Thể thao)